V́ sao móng tay bị rỗ và nó có nguy hiểm không là băn khoăn của không ít người.
Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, móng tay được tạo thành từ protein có cấu trúc sợi hay c̣n được gọi là keratin. Đây cũng là thành phần cấu tạo nên da và tóc.
Móng tay khỏe mạnh màu hồng nhạt và dưới gốc của móng màu trắng, bề mặt của móng trơn láng. Móng tay bị rỗ là dấu hiệu bất thường và có thể do những nguyên nhân dưới đây.
Móng tay bị rỗ là bệnh ǵ?
Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để luôn khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lư. Đây cũng là nguyên nhân gây rỗ móng, nhất là những trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12.
Khi bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, người bệnh không chỉ bị thay đổi cấu trúc móng tay mà c̣n có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, giảm trí nhớ, thị lực kém, thường xuyên đau nhức xương khớp,...
Khi bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, người bệnh không chỉ bị thay đổi cấu trúc móng tay mà c̣n có thể gặp phải một số triệu chứng khác. (Ảnh minh họa)
Do bệnh vảy nến móng tay
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra những vấn đề bất thường ở móng tay. Bệnh vảy nến có thể gây ra t́nh trạng rỗ ở một hoặc nhiều ngón tay. Tùy từng mức độ bệnh mà t́nh trạng rỗ móng tay sẽ nhẹ hoặc nặng, nông hay sâu.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay chứa nhiều hóa chất độc hại, thường xuyên căng thẳng, tiền sử mắc các bệnh về da ở vùng ngón tay...
Ngoài những lỗ rỗ, trên móng tay người bệnh c̣n xuất hiện những triệu chứng như móng, màu sắc móng tay đổi, móng bị biến dạng hay t́nh trạng dày sừng dưới da...
Khi những biểu hiện này càng nghiêm trọng sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Đáng lo ngại hơn, bệnh vảy nến không được kiểm soát tốt có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn...
Do một số bệnh lư khác
Móng tay bị rỗ c̣n do các hội chứng Reiter, bệnh viêm xương khớp, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tự miễn...
Móng tay bị rỗ có nguy hiểm?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rỗ móng tay mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau.
Móng tay bị rỗ là do thiếu vitamin và khoáng chất, th́ có thể khắc phục được. Khi bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng th́ sức khỏe móng và cấu tạo của móng sẽ được cải thiện.
Nếu nguyên nhân là do bệnh vảy nến mạn tính th́ rất khó để điều trị triệt để v́ nguyên nhân thường xuất phát từ những bất thường trong hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn rất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp và pḥng tránh nguy cơ biến chứng. Điều trị càng sớm th́ cơ hội điều trị hiệu quả sẽ càng cao.
Điều trị móng tay bị rỗ bằng phương pháp nào?
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị móng tay bị rỗ theo những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
- Chăm sóc tại nhà: Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tốt hơn, đồng thời tránh phát sinh những rủi ro khác.
- Thường xuyên vệ sinh bàn tay và không dùng những sản phẩm chăm sóc da tay kém chất lượng để tránh kích ứng không đáng có khiến t́nh trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Có thể dùng một số loại dưỡng móng nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Có thể ngâm tay với nước muối pha loăng để giảm bụi bẩn.
- Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác, nhất là ḱm cắt móng tay.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại rau xanh và các loại trái cây. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước và hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và hạn chế uống bia rượu.
- Tránh thức khuya và ngủ đủ giấc.
- Kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần giữ tinh thần thoải mái.
- Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức đề kháng...
VietBF @ Sưu tầm