Trang Popular Science giới thiệu một nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng làm từ tinh bột khoai tây bền hơn bê tông truyền thống.
Xây dựng cơ sở lưu trú trên sao Hỏa được giới khoa học rất quan tâm, mặc dù con người có thể cần vài thập kỷ nữa mới thực hiện được cuộc “di cư” lên hành tinh đỏ.
Để đạt mục tiêu trên, một nhóm nhà nghiên cứu Đại học Manchester đă phát triển loại vật liệu xây dựng tên StarCrete bền gấp đôi bê tông truyền thống với thành phần chủ yếu là tinh bột khoai tây, chút muối cùng đất sao Hỏa.
Nhóm chọn dùng tinh bột khoai tây làm chất kết dính - thay v́ máu và nước tiểu của phi hành gia trong nghiên cứu trước đây - v́ nguyên liệu này sẵn có (thực đơn phi hành gia luôn có món khoai tây) không cần thu thập thường xuyên.
Bằng cách kết hộp tinh bột với muối cùng magie clorua lấy từ đất sao Hỏa hoặc từ nước mắt phi hành gia, độ bền StarCrete tăng lên đáng kể, thậm chí chịu được nhiệt độ ḷ vi sóng. Vật liệu tạo ra trong pḥng thí nghiệm đạt cường độ nén 72 megapascal – cao hơn mức 32 megapascal của bê tông thông thường. Nếu đổi đất sao Hỏa thành đất Mặt trăng c̣n cho ra thành phẩm 91 megapascal.
Nhóm ước tính một bao khoai tây 25 kg đủ sức tạo ra nửa tấn StarCrete – tương đương 213 viên gạch.
Vật liệu với thành phần chính là tinh bột khoai tây, muối, đất sao Hỏa - Ảnh: Manchester University
Theo nhà nghiên cứu dẫn đầu nhóm Aled Roberts: “Các công nghệ xây dựng hiện tại vẫn cần đến nhiều năm thi công, cần năng lượng lẫn số lượng trang thiết bị lớn – tất cả làm tăng chi phí và độ phức tạp của một nhiệm vụ không gian. StarCrete không cần bất kỳ thứ ǵ trong số này, vật liệu góp phần đơn giản hóa nhiệm vụ, làm giảm chi phí, tăng tính khả thi”.
Ngoài khả năng ứng dụng cho hoạt động xây dựng ngoài không gian, StarCrete c̣n có thể là giải pháp xanh thay thế bê tông truyền thống tại Trái đất v́ vật liệu có thể được tạo ra ở nhiệt độ thấp hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn. Sản xuất xi măng cùng bê tông hiện chiếm khoảng 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu.