Đạo luật Chips của Mỹ đẩy các công ty bán dẫn vào quyết định khó khăn nếu muốn nhận gói hỗ trợ có tổng trị giá 52 tỷ USD.
Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đă siết chặt quy tắc, yêu cầu các công ty sản xuất chip cam kết không mở rộng hoạt động ở Trung Quốc khi tham gia vào gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD.
Các quy định được xem là "hàng rào bảo vệ" lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá động thái này của ông Biden đẩy các công ty bán dẫn vào t́nh thế khó khăn. Angela Styles, luật sư của Akin Gump, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực bán dẫn, nói: "Đă đến lúc các công ty phải đặt câu hỏi liệu họ có muốn nhận khoản tài trợ từ đạo luật Chips hay không?".
Chính sách mới được nhận định sẽ gây khó hơn cho các công ty Đông Á, vốn có nhiều hoạt động quan trọng tại thị trường Trung Quốc. Đây là nơi họ đă đầu tư hàng tỷ USD và cất công gầy dựng trong nhiều năm qua. Samsung, Electronics và SK Hynix của Hàn Quốc và nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới TSMC được đánh giá là những bên đang đau đầu nhất.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết các hạn chế của Mỹ trong việc xuất khẩu chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc sẽ khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định: "Chúng tôi muốn doanh nghiệp Mỹ tiếp tục kinh doanh với Trung Quốc và ngược lại. Nhưng chúng ta phải nh́n xa hơn về những rủi ro có thể xảy ra với Mỹ. Bà cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc muốn tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ vào lĩnh vực quân sự. "Chúng tôi không bao giờ cho phép điều này xảy ra", bà tuyên bố.
Hiện những công ty lớn được xem là ứng viên sáng giá trong gói tài trợ của đạo luật Chips vẫn khá kín tiếng. Samsung cho biết đă "thảo luận chặt chẽ với các cơ quan chính phủ có liên quan của Mỹ và Hàn Quốc. Công ty đang lên kế hoạch hoạt động sau khi xem xét các chi tiết tài trợ. Họ cũng đang xây một nhà máy sản xuất chip tiên tiến trị giá 17 tỷ USD ở Texas và cũng đă công bố kế hoạch đầu tư lên tới 200 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ.
Trong khi đó, SK Hynix tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà máy đóng gói chip tiên tiến tại Mỹ. Tuy nhiên, công ty vẫn đang t́m cách đàm phán để đánh giá lại các tác động của "hàng rào chip" được chính quyền Tổng thống Biden dựng lên. TSMC đang có kế hoạch trị giá 40 tỷ USD để xây dựng một tổ hợp sản xuất tiên tiến ở Arizona, nhưng từ chối b́nh luận.
Đạo luật Chips, được Tổng thống Biden kư thành luật vào tháng 8/2022, nhằm đổi mới vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn tiên tiến và chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá Mỹ muốn dùng gói tài trợ 52 tỷ USD "trói chân" các nhà sản xuất chip. Trong khi đó Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên khi liên tục tung ra các gói tài trợ hấp dẫn để vừa thu hút các công ty bán dẫn quốc tế, vừa kích thích công ty trong nước phát triển để tự chủ nguồn chip.
|