Phơi nhiễm thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, động kinh, ăn kiêng… có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u năo.
Khối u ở năo có thể xuất phát ở năo hoặc di căn từ các bộ phận khác. Tùy vào cơ địa, ung thư năo có thể phát triển nhanh chóng hoặc có xu hướng phát triển chậm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư năo gồm: giới tính, tuổi tác, cân nặng, tiền sử ung thư gia đ́nh, lối sống, tác nhân môi trường...
Ăn kiêng: Thói quen ăn kiêng không cân bằng, nhất là ăn kiêng khi mang thai, chỉ ăn nhiều thịt, rau củ có thể liên quan đến các khối u ở năo. Nguyên nhân là do trong thịt có nhiều nitrosamine (được h́nh thành trong cơ thể từ nitrit và nitrat trong thịt ướp muối). Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc khối u năo ở trẻ em và người lớn.
Tiếp xúc chất gây ung thư: Một số nghề nghiệp có liên quan đến nguy cơ ung thư năo cao bao gồm: lính cứu hỏa, nông dân, nhà hóa học, bác sĩ và người làm việc với hóa dầu, máy phát điện, sản xuất cao su tổng hợp hoặc sản xuất hóa chất nông nghiệp. Những người này thường tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư từ khói, lửa, bức xạ, phóng xạ... Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người thường xuyên tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu hay các sản phẩm diệt bọ chét, ve động vật... có khả năng ung thư năo cao hơn.
Điện trường: Trường điện từ bao gồm nguồn điện từ đường dây điện cao thế, điện thoại di động hay các thiết bị không dây khác. Các nhà khoa học Trung Quốc đă phân tích mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc sử dụng điện thoại di động và nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm, trên hơn 6.020 trường hợp và 11.490 đối chứng trong giai đoạn 1980-2016.
Kết quả công bố trên tạp chí Plos One (Mỹ) cho thấy, cường độ sử dụng điện thoại di động và các thiết bị không dây khác cao có thể liên quan đến nguy cơ ung thư năo. Các chuyên gia khuyên mọi người nên tránh khu vực có nguồn điện lớn, hạn chế nghe các cuộc điện thoại dài, không để điện thoại ở gần đầu nằm để giảm lượng năng lượng tần số vô tuyến tiếp xúc.
Nhiễm trùng: Một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến việc tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư năo, trong đó có một số bệnh như thủy đậu, nhiễm virus epstein-barr... Những bệnh nhiễm trùng này làm tăng nguy cơ mắc u lympho hệ thần kinh trung ương.
Động kinh: Chứng rối loạn co giật (động kinh) có liên quan đến sự phát triển của khối u năo. Khối u có thể chịu ảnh hưởng từ những đợt co giật hoặc các loại thuốc chữa động kinh. Ngoài ra, chấn thương đầu, tổn thương năo cũng liên quan đến ung thư.
Triệu chứng của ung thư năo phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Một số triệu chứng phổ biến, bao gồm: nhức đầu hoặc áp lực trong đầu nặng hơn vào buổi sáng, nhức đầu xảy ra thường xuyên hơn và nặng hơn, đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, buồn nôn. Bạn cũng có thể gặp các vấn đề như nh́n mờ, mất thị lực, mất cảm giác tay, gặp rắc rối cân bằng, mệt mỏi, nhầm lẫn, trí nhớ kém...
Người có tiền sử gia đ́nh mắc bệnh ung thư năo hoặc các hội chứng di truyền cũng có nguy cơ cao hơn, nên đi khám và làm các xét nghiệm theo hướng dẫn. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm sàng lọc khối u năo. Khối u năo có thể lành tính hoặc ác tính. Sau khi có chẩn đoán chính xác, nếu là khối u lành tính, người bệnh sẽ được theo dơi và tái khám định kỳ. Trong trường hợp khối u ác tính, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả khả quan.
|