Ngày 11/4, chính quyền Joe Biden công bố Dự án NextGen trị giá 5 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vaccine và phương pháp điều trị Covid-19 thế hệ tiếp theo.
Dự án có sự hợp tác giữa các cơ quan công lập và những tập đoàn tư nhân. Đây được coi như giai đoạn tiếp theo của Chiến dịch Warp Speed dưới thời cựu tổng thống Donald Trump vào năm 2020 - chiến dịch đă giúp phát triển vaccine Covid-19 trong thời gian kỷ lục.
Các nhà khoa học, chuyên gia y tế công cộng và chính trị gia đề cao sáng kiến này, đồng thời cảnh báo vaccine và các liệu pháp hiện tại đă dần mất hiệu quả, đ̣i hỏi những phương pháp mới, phù hợp với virus biến đổi nhanh chóng.
"Thị trường rơ ràng đang chuyển biến rất chậm. Chính phủ Mỹ có thể làm rất nhiều điều giúp đẩy nhanh sự phát triển của các công cụ chống dịch nhằm phục vụ người dân", Ashish Jha, điều phối viên về Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết.
Dự án NextGen tập trung vào ba mục tiêu. Đầu tiên là tạo ra kháng thể đơn ḍng tồn tại lâu dài sau khi virus tiến hóa và những phương pháp điều trị hiện tại không c̣n hiệu quả. Tiếp theo, các chuyên gia muốn đẩy nhanh sự phát triển của vaccine dạng xịt mũi họng, tạo miễn dịch niêm mạc, có thể giảm nguy cơ lây truyền và nhiễm bệnh. Cuối cùng, chính phủ hy vọng tăng tốc nghiên cứu vaccine phổ quát dành cho các virus corona nói chung, bảo vệ người dùng trước Covid-19 và các mầm bệnh họ hàng.
Các chuyên gia chỉ ra sự cấp thiết của mục tiêu thứ hai và thứ ba trong Dự án NextGen. Trong quá tŕnh phát triển các vaccine hiện có, tốc độ là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh tính an toàn và hiệu quả. Vaccine ra mắt cuối năm 2020 có tác dụng khoảng 95% trong ngăn ngừa bệnh chuyển nặng. Tuy nhiên, hiệu quả pḥng chống lây nhiễm hoặc mắc bệnh nhẹ sẽ giảm dần chỉ sau vài tháng. Khi virus tiếp tục phát triển, khả năng bảo vệ giảm sâu hơn.
Tiến sĩ Jha cho biết thế giới cần có loại vaccine bền vững, tác dụng rộng và lâu dài hơn, có thể chống lại nhiều biến chủng.
Các loại virus thuộc họ corona cũng liên tục tiến hóa theo thời gian. Các đợt bùng phát do virus corona gây ra trong hai thập kỷ qua, gồm Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) năm 2002, Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012, đă làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai. Covid-19 là mầm bệnh thứ ba xuất hiện trong khoảng thời gian đó. Michael Osterholm, chuyên gia dịch tễ của chính phủ Mỹ, nhận định vaccine phổ quát sẵn có sẽ rất cần thiết nếu thế giới đối mặt với loại virus họ corona thứ tư trong tương lai.
Tiến sĩ Gregory Poland, giám đốc Nhóm nghiên cứu vaccine tại Mayo Clinic, cho biết 5 tỷ USD chỉ là khoản tài trợ bước đầu. Các chuyên gia sẽ cần nhiều hơn nữa để hoàn thành cả ba mục tiêu.
Theo John Moore, nhà miễn dịch học tại Đại học Y khoa Weill Cornell, việc đạt được ba mục tiêu sẽ rất khó khăn. Ông cho biết việc đem vaccine và các liệu pháp điều trị vào thực tế là quá tŕnh gian nan và tốn kém.
"Rất nhiều sản phẩm trông có vẻ khả quan ở giai đoạn đầu đă thất bại, v́ không có đủ điều kiện sản xuất để thử nghiệm trên người", tiến sĩ Moore nói.
Tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, thậm chí nghi ngờ tính khả thi của cả ba mục tiêu. Ông cho biết các nhà nghiên cứu đă nỗ lực 40 năm để phát triển vaccine chống lại HIV/AIDS và nhiều chủng cúm. Cả hai đều khó khăn v́ virus biến đổi rất nhiều, giống như nCoV.
|