Sản lượng khai thác đất hiếm của Việt Nam đă tăng gấp 10 lần vào năm ngoái, theo dữ liệu của Hoa Kỳ, trong bối cảnh các công ty toàn cầu đổ xô đến quốc gia Đông Nam Á với trữ lượng ước tính lớn thứ hai thế giới để khai thác đất hiếm nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các kim loại công nghiệp chủ chốt.
Những nỗ lực trước đây nhằm xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam đă bị đ́nh trệ do giá cả giảm và các rào cản pháp lư, nhưng doanh số bán xe điện (EV) ngày càng tăng và nỗ lực đa dạng hóa nhà cung cấp của các công ty đă làm hồi sinh sự quan tâm đến Việt Nam.
Công ty TNHH Vật liệu Chiến lược Úc (Australian Strategic Materials - ASM) hôm thứ Hai cho biết họ sẽ mua 100 tấn oxit đất hiếm trong năm nay từ công ty Đất hiếm Việt Nam (Vietnam Rare Earth) và đang t́m kiếm một thỏa thuận cung cấp dài hạn hơn, cung cấp cho ASM tùy chọn nguyên liệu đa nguồn và đảm bảo nguồn cung bổ sung cho nhà máy của họ.
Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có ứng dụng trong sản xuất điện tử và pin, khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá tŕnh chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong quốc pḥng.
Sản lượng khai thác đất hiếm của Việt Nam đă tăng lên 4.300 tấn vào năm ngoái từ 400 tấn vào năm 2021, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), một cơ quan của chính phủ Mỹ.
Sản lượng này là một phần rất nhỏ so với số lượng mà các nhà sản xuất hàng đầu đă khai thác vào năm ngoái. Trung Quốc, quốc gia khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới, khai thác 210.000 tấn vào năm 2022, trong khi Hoa Kỳ là 43.000 tấn và Úc 18.000 tấn.
Nhưng trữ lượng ước tính 22 triệu tấn đất hiếm của Việt Nam bằng một nửa của Trung Quốc và lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo USGS. Tăng trưởng sản lượng của Việt Nam vào năm ngoái, đă đưa nước này trở thành nhà sản xuất lớn thứ sáu thế giới từ vị trí thứ 10 vào năm 2021, có thể báo hiệu một bước ngoặt trong việc khai thác các nguồn tài nguyên của Việt Nam.
Đây cũng là quốc gia khai thác đất hiếm lớn duy nhất ở Đông Nam Á tăng sản lượng trong năm ngoái, trong khi các đối thủ cạnh tranh lớn hơn trong khu vực là Myanmar và Thái Lan báo cáo sản lượng thấp hơn, theo dữ liệu của USGS.
Giảm phụ thuộc Trung Quốc
Blogger Nguyen Khan chia sẻ:"
Vào thập niên 70 thế kỷ trước, cuộc khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng đến mức, không chỉ biến dầu thô thành vàng đen mà c̣n biến Trung Đông thành thánh địa tranh bá… Thời điểm ấy các nước Âu Mỹ không cạnh tranh nổi, đành nh́n những ḍng xe hơi mẫu mă đẹp, bền, tiết kiệm năng lượng, giá phải chăng…, của Nhật Bản tràn ngập thị trường.
Sau đó, ngành công nghệ tin học thế giới phát triển như vũ băo khiến đất hiếm trở nên hiếm và quư giá hơn dầu khí, v́ không có đất hiếm không thể chế tạo vi mạch, con chip… TC là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới nên được nhiều nước săn đón khiến Ông Đặng Tiểu B́nh tự hào tuyên bố: “Trung Đông có dầu khí, Trung Cộng có đất hiếm“.
Đúng vậy, vào thập niên 70 thế kỷ trước, các nước Trung Đông lên đời nhờ dầu khí, được các nước lớn nhỏ trên thế giới cầu cạnh, o bế…
Sang đầu thế kỷ mới, thế kỷ 21, Công nghệ thông tin phát triển vũ băo, TC được nhiều nước cầu cạnh, o bế như đă từng o bế các nước Trung Đông thế kỷ trước, v́ TC là nước cung cấp đất hiếm chủ yếu cho thế giới. Bởi thời điểm ấy người ta nghĩ trữ lượng đất hiếm tập trung hầu hết tại TC, các nước khác có trữ lượng rất ít .
Trong cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư với Nhật hồi 2013, TC đă vũ khí hoá đất hiếm, ngưng bán đất hiếm cho Nhật để gây sức ép…
Và trong cuộc thương chiến với tổng thống Mỹ Donald Trump, Tập Cận B́nh cũng đă sử dụng đất hiếm để trả đũa. Song có vẻ như ưu thế độc quyền đất hiếm của TC chưa tạo ra sức ép cần thiết cho các mục tiêu tranh chấp của TC, chưa thể gây khủng hoảng đ́nh đám như dầu khí xưa và nay…"
Trung Quốc đă xác định đất hiếm là một ngành công nghiệp chiến lược từ năm 1990 và chính phủ tiếp tục đầu tư phát triển ngành này qua tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Về mặt chính sách, Trung Quốc đă sáp nhập 3 công ty khai thác đất hiếm thuộc sở hữu nhà nước để tạo ra một tập đoàn duy nhất kiểm soát khoảng 40% trữ lượng đất hiếm của nước này.
Ưu thế thuộc về Trung Quốc trên thị trường đất hiếm đă gây báo động cho các nhà hoạch định chính sách lưỡng đảng tại Mỹ, khích lệ nhiều đề xuất về các chính sách mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản quan trọng nội địa, trong đó có cả việc đẩy nhanh quy tŕnh cấp phép và đưa ra các ưu đăi về thuế. Tháng 2-2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă kư sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan liên bang xác định các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Điều đáng nói ở đây, bất chấp nhiều nỗ lực để làm sống lại ngành khai thác đất hiếm và t́m lại vị thế, Mỹ vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu 31 trong số 35 loại khoáng sản quan trọng và không có năng lực sản xuất nội địa 14 loại trong số này. Mỹ đang xem xét áp thuế đối với đất hiếm theo dự luật lưỡng đảng từng được đề xuất từ giữa năm 2022. Tuy nhiên, theo nhiều phân tích, dù Mỹ có các động thái như thế nào, trong ngắn và trung hạn, với lợi thế là sự thức thời, Trung Quốc vẫn sẽ kiểm soát đáng kể nguồn cung cấp lithium và 85% chuỗi cung ứng đất hiếm của thế giới, đủ để thống trị các ngành công nghiệp toàn cầu đang hướng đến thúc đẩy quá tŕnh chuyển đổi xanh.
Sách trắng về Chỉ số Phát triển ngành pin Lithium-Ion Trung Quốc năm 2021, do Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Thông tin Điện tử Trung Quốc (CCID), cho biết Trung Quốc là nhà sản xuất 70% pin và mô-đun năng lượng mặt trời của thế giới và nhà sản xuất pin lithium-ion hàng đầu thế giới là các công ty Trung Quốc.
Blogger Đỗ Ngà chia sẻ:"
Được biết, tổng thống Joe Biden biết chính xác nền kinh tế công nghệ Mỹ phụ thuộc như thế nào vào nguồn cung đất hiếm của tàu Cộng. Nắm được ư của tổng thống Biden, Tập đang cho xem xét vấn đề cấm xuất khẩu đất hiếm v́ lí do “an ninh quốc gia”. Đây là lời cảnh cáo phía Tập với những ǵ mà ông Biden đang làm, rằng “mầy chuẩn bị đánh tao th́ tao cũng chuẩn bị trả đũa”. Thật sự muốn đánh ngành công nghệ Tàu sụm không phải dễ v́ nó bị vướng víu quá nhiều. Đây là bài toán rất khó đối với tổng thống Joe Biden.
Được biết, trữ lượng đất hiếm của Trung Cộng hiện tại là 44 triệu MT ( 1MT, tức 1 Metric Ton = 1000 tấn), trữ lượng đất hiếm của Brazil là 22 triệu MT, và trữ lượng đất hiếm của Việt Nam là 22 triệu MT. Nghĩa là trữ lượng đất hiếm của Brazil và Việt Nam bằng Trung Cộng. Như vậy nếu Mỹ mà bắt tay với Việt Nam và Brazil trong vấn đề khai thác đất hiếm th́ Mỹ hoàn chủ động được nguồn đất hiếm này mà không cần phải phụ thuộc vào Trung Cộng như bây giờ.
Được biết, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam tập trung ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Trung Quốc gồm: vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái. Điều này cho thấy, nếu giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh đất hiếm th́ Trung Quốc sẽ ra tay cướp lấy vùng Tây Bắc để chặn không cho Mỹ liên kết với Việt Nam sản xuất loại đất này. Tuy đây là một sự lo xa nhưng không có nghĩa là không xảy ra trong tương lai. Tương lai th́ rất khó đoán định v́ Mỹ và Trung Cộng không biết sẽ leo thang mâu thuẫn đến đâu.
Với trữ lượng đất hiếm như vậy, Việt Nam có thể đứng trước 3 cơ hội: Một là bắt tay với Mỹ khai thác đất hiếm vùng Tây Bắc để xa rời Trung Cộng; Hai là khi Mỹ khai thác đất hiếm vùng này th́ đó là một thuận lợi, v́ nó sẽ là nút chặn để Tàu khỏi cướp vùng đất có giá trị này; Ba là tiếp nhận công nghệ khai thác tiên tiến từ Mỹ.
Hiện nay công công nghệ phần cứng của Mỹ đă bỏ xa phần c̣n lại của thế giới khoảng 50 năm. Đây là lợi thế để Mỹ bóp chết ngành công nghệ Tàu. Tuy nhiên Mỹ lại bị thiếu nguồn đất hiếm cho việc sản xuất những chip công nghệ đấy. Và Mỹ chưa chắc ǵ bắt tay được với Brazil và Việt Nam cùng lúc để giải quyết bài toán khó này. Lúc này con cờ Việt Nam có thể ngă giá với tay chơi cờ Mỹ để vừa tiếp nhận công nghệ khai thác và tách dần khỏi quỹ đạo Tàu."