Gần đây xuất hiện thông tin cho rằng: người uống nhiều cà phê có thể mắc viêm loét dạ dày và lâu dài bệnh này sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Vậy uống nhiều cà phê có gây ung thư dạ dày hay không? Chuyên gia khuyến cáo ǵ về việc uống cà phê?
Caffeine là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới và cà phê là thức uống đặc biệt được yêu thích ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.
Đă có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích cũng như tác hại của cà phê và khuyến cáo lượng cà phê nên được sử dụng phù hợp trong ngày với từng nhóm đối tượng.
Vào năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công bố kết luận rằng, cà phê không gây ung thư, trừ khi nó được uống rất nóng- trên 65 độ C. Gần đây, cũng có thông tin cho rằng, uống cà phê có thể gây ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa cần quá lo v́ thói quen hay sở thích uống cà phê của bạn. Cũng trong năm 2016, một nhóm các nhà nghiên cứu họp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Ung thư thuộc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra uống cà phê không phải là lư do dẫn đến ung thư vú, ung thư tuyến tụy, hay ung thư tuyến tiền liệt.
Thậm chí, uống cà phê c̣n giảm rủi ro ung thư nội mạc tử cung và giảm rủi ro ung thư gan. Ngoài ra, Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, không có bằng chứng nào chỉ ra uống cà phê dẫn đến ung thư dựa trên nhiều nghiên cứu.
"Mỗi ngày chúng ta có thể uống 4 - 5 tách cà phê mà không phải lo ngại về những tác động tiêu cực đến sức khỏ".
Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ nhạy cảm, tốc độ chuyển hóa cũng như hàm lượng caffeine và các chất khác trong từng loại cà phê mà ngưỡng sử dụng loại đồ uống này của mỗi người cũng khác nhau.
"Nếu tiêu thụ quá nhiều cà phê, vượt quá khả năng dung nạp của cơ thể th́ có thể dẫn đến các triệu chứng như: mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim tăng nhanh, đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Khi đó, bạn nên giảm bớt lượng cà phê cũng như số lần uống trong ngày".