Thời tiết miền Bắc bắt đầu nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng mạnh, tài xế khi lái xe dưới thời tiết này dễ rơi vào t́nh trạng mệt mỏi, xuống sức nhanh và mất tập trung khi cầm lái. Khi đó, nhiều các tài xế đă lựa chọn đóng kín cửa kính và ngủ giấc ngắn trong ô tô đang bật điều ḥa.
Theo các chuyên gia y tế, ngủ trong ô tô đóng kín, bật điều ḥa dễ bị ngạt khí, nhất là với tài xế, phụ nữ, trẻ em, người có men bia rượu… Y học gọi là dạng ngạt hệ thống, rất khó cứu chữa. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ thiếu ôxy lên năo, để lâu sẽ dẫn đến hôn mê, tử vong, cứu được cũng sẽ sống đời sống thực vật do năo bị tổn thương.
Ngủ trong xe bật điều ḥa, nhưng do xe hết xăng, hoặc do máy quá nóng v́ dừng lâu một chỗ khiến hệ thống làm mát cưỡng bức không hoạt động - dẫn đến thiếu không khí, người ngủ trong xe lịm dần và tử vong.
Việc đóng kín cửa và bật điều ḥa lấy gió trong là tiết kiệm nhiên liệu, đề pḥng trộm cắp nhưng khiến nạn nhân tử vong chỉ sau một vài giờ ngủ quên. Một số mẫu xe đời mới hệ thống điều ḥa chuyển linh hoạt giữa hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài sau 5 phút. Nhưng cả khi đóng cửa, chọn chế độ lấy gió ngoài vẫn có thể bị tử vong nếu động cơ chết máy, ô xy khoang xe giảm và người ngủ ngạt khí dần dần.
Nếu buộc phải ngủ trong ô tô th́ làm thế nào?
Theo PGS Đàm Hoàng Phúc, Phó trưởng bộ môn ô tô, Viện Cơ khí Động lực (Đại học Bách Khoa Hà Nội) từ kết cấu tới tính năng của ôtô của các nhà sản xuất là không phải đỗ xe một chỗ, đóng kín cửa, bật điều ḥa - mà phải chạy mới bật điều ḥa. Nếu đỗ xe, không bật điều ḥa, không nổ máy th́ ngủ không sao. C̣n nếu ngủ trong ô tô mà nổ máy, bật điều ḥa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi buộc phải nổ máy ngủ trong xe, bạn cần biết: T́m chỗ đỗ xe thoáng để khí thải nhanh tản đi.
Lái xe nên để chế độ lấy gió ngoài, dù ngồi, hay ngủ cũng cần hé cửa kính 1,5 - 2,5cm để lưu thông không khí trong - ngoài. Cách này đơn giản nhưng quan trọng v́ tránh được rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, hệ thống điều ḥa xe hỏng, trộm cắp… Trời mát, mùa đông nên tắt máy, tắt điều ḥa và mở hé cửa kính. Mùa hè giữ nhiệt độ trong xe ở mức vừa phải.
Trước khi ngủ, nghỉ cần đặt báo thức 15 - 30 - 45 phút/lần để kiểm soát t́nh huống, hoặc ra ngoài hít thở để không bị thiếu dưỡng khí.
Nếu bật điều ḥa, đóng kín cửa xe cần chọn chế độ lấy gió ngoài (nếu xe không có chế độ tự động) và chỉ ngủ giấc ngắn kẻo xe hết nhiên liệu, tự dừng động cơ.
Tránh chỗ đỗ xe ngủ chật hẹp, bí khí v́ có mở cửa xe vẫn thiếu ô xy. Tuyệt đối tránh nổ máy, mở điều ḥa trong garage nằm ngủ, nguy hiểm đến tính mạng v́ cả động cơ xăng và diesel vận hành sẽ tăng nồng độ khí CO lên gấp nhiều lần.
Tránh hạ kính quá sâu quá, v́ có thể bị cảm lạnh, không đảm bảo an toàn tài sản. Tránh để hệ thống gió điều ḥa thổi vào mặt dễ cảm lạnh.
Không chỉ có b́nh ôxy, v́ khi CO dành hết ôxy trong hồng cầu, năo chết dần khi ngủ th́ b́nh ôxy vô hiệu.
Tuyệt đối tránh để trẻ ở một ḿnh trong xe. Nếu buộc phải để trẻ trong xe cần mở hé cửa kính, cho trẻ xuống ghế sau và chốt cửa không cho mở từ bên trong. Tuyệt đối không nổ máy.
Cần thông gió để đảm bảo an toàn
Cũng theo PGS Đàm Hoàng Phúc, nếu xe hở gas, hoặc ống pô xe trục trặc khiến khí CO tràn vào xe th́ đang lái xe, bạn sẽ nhận thấy mùi khó chịu để kịp thời dừng xe, xử lư. Nhưng nếu đă ngủ say th́ không biết điều đó để kịp thời xử lư.
Hệ thống điều ḥa ô tô có 2 chế độ lấy gió làm lạnh: Chế độ lấy gió trong làm mát nhanh, nhưng không khí chỉ tuần hoàn trong khoang lái. Chọn chế độ lấy gió ngoài làm mát chậm, nhưng có nhiều ôxy vào khoang lái. Nếu lấy gió trong th́ trong khi đóng kín cửa xe, trong xe mát c̣n khí ôxy giảm dần, người trong xe đi càng lâu, càng đông sẽ thấy ngột ngạt, thần kinh và cơ bắp dần uể oải, mệt mỏi…
V́ vậy đi đường dài tài xế cần chọn chế độ lấy gió ngoài, hoặc mở cửa kính, hoặc nghỉ giữa hành tŕnh nhiều lần để mở cửa thông khí, cho người ra ngoài hít thở tự nhiên.
Nếu đi xe cũ, luôn kiểm tra điều ḥa không khí (AC) của xe xem hệ thống làm mát có bị ṛ rỉ khí ga không. Lưu ư nhất là đảm bảo thông gió, không bí hay đọng khí, ám mùi khó chịu để an toàn cho mọi người.
Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó cơ thể người bị ngạt không được “cảnh báo” để thoát nạn. Bạn chỉ có thể nhận biết được qua dấu hiệu sau: Khi đi xe ô tô bị ngạt khí sẽ thấy: Đau ngực, hồi hộp, môi và đầu ngón tay - chân tím, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mất định hướng, co giật, tiểu - đại tiện không tự chủ… dẫn tới hôn mê.
Trong xe thấy có người khó thở, ngất, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, tím môi và đầu ngón tay, ngón chân, có những động tác bất thường... th́ nhanh chóng mở hết các cửa để không khí tràn vào, đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng, đồng thời gọi 115 để bác sĩ sớm trợ giúp bằng hô hấp nhân tạo và đưa tới bệnh viện cấp cứu. Cơ hội sống sót và hạn chế di chứng của nạn nhân phụ thuộc vào thời gian cấp cứu nhanh hay chậm.
|
|