Về thông tin này, báo Dân trí dẫn lời ThS Lương y Vũ Quốc Trung, nguyên Phó Giám đốc trung tâm khoa học công nghệ (Cục dự trữ quốc gia) khẳng định, uống nước sắn dây pha với mật ong gây đột tử chỉ là lời đồn đoán trong dân gian, c̣n tuyệt nhiên không có sự việc đó.
“Thức ăn và thuốc đều có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống. Y học cổ truyền cho đó là sự tương phản và có đề ra những cấm kỵ nếu dùng chung có thể gây phản ứng có hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản này nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứ đừng nói ǵ đến chuyện chết người”, lương y Vũ Quốc Trung nói.
Lương y Vũ Quốc Trung giải thích, sắn dây được sản xuất theo công nghệ mài lọc qua nước, 100% bột sắn c̣n lại là tinh bột, khi ăn vào cơ thể chuyển hóa thành đường glucoza. Mật ong có thành phần hầu hết là đường glucoza + đường fructoza và một số vitamin, vi lượng + 1 số hoạt chất sinh học. Thực tế, mật ong là chất bổ dưỡng tốt, có tác dụng chữa bệnh về đường ruột và trong mật ong có chất kháng khuẩn v́ vậy sử dụng là vô hại, chứ không thể có hại. Hơn nữa, mật ong tính b́nh, sắn dây tính mát kết hợp với nhau cũng không gây ra phản ứng.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, kể cả trong trường hợp bột sắn dây được trộn hoặc được làm từ củ sắn (ḿ) hoặc bột dong th́ công nghệ sản xuất sắn dây mài và ngâm lọc cũng loại bỏ hết độc tố trong sắn ḿ nên không thể gây phản ứng như đồn thổi. Đặc biệt, mật ong không có tính axit nên cũng không phân hủy chất xyanhydric trong đó ra chất độc hại được. Cũng có trường hợp mọi người cho rằng, sắn dây được trộn thạch cao - suflat canxi (CAS04) – th́ khi vào cơ thể dưới tác động của axit clohydric (HCl) có trong dịch vị dạ dày th́ thạch cao cũng tan ra chứ không kết tủa gây hại như một số người nói
Trường hợp nếu có dị ứng với mật ong (rất hăn hữu) th́ cũng gây mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng, đau bụng, tiêu chảy… chứ không thể gây chết tắc tử như vậy được. Theo lương y Vũ Quốc Trung, các trường hợp chết đột ngột như kể trên thường do tai biến mạch máu năo hoặc bị tim mạch.
C̣n theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền (A10), Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bột sắn dây có độc tính rất thấp, không có tác dụng gây đột biến, nên có thể dùng thường xuyên. Tuy nhiên cần phân biệt sắn dây ta và sắn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, sắn dây Trung Quốc cho lượng bột nhiều hơn nhưng chất lượng giải nhiệt và mùi thơm không tốt bằng sắn ta. Hơn nữa, v́ lợi nhuận, người bán thường hay trộn bột sắn thường với bột sắn dây để kiếm lời.
Chuyên gia này khuyến nghị người dân nên tự mua củ sắn dây tươi, tự chế biến hoặc thuê các cơ sở có uy tín và đảm bảo vệ sinh.
|