Một lơi đá được lấy lên từ mũi sâu xuống sông băng Ngày Tận Thế (Thwaites) của Nam Cực đă đem đến cho nhân loại một tin rất tốt và một tin rất xấu.
Sông băng Ngày Tận Thế từ lâu được chứng minh là ảnh hưởng sâu sắc tới nhân loại, nhất là các quốc gia giáp biển, v́ sự tan chảy của nó đủ nhấn ch́m nhiều thành thị, làng mạc. Nhưng nó có thể tan chảy đến đâu và có cơ hội phục hồi hay không luôn là câu hỏi lớn.
Nhóm nhà khoa học từ Tổ chức hợp tác quốc tế sông băng Ngày Tận Thế (ITGC) đă quyết định t́m hiểu điều đó qua một lơi đá mang dữ liệu hàng ngàn năm địa chất, được lấy bằng cách khoan sâu xuống băng.
Trại dă chiến của nhóm nghiên cứu trên sông băng Ngày Tận Thế - Ảnh: TRUNG TÂM ĐỊA THỜI HỌC BERKELEY
Theo bài công bố trên tạp chí The Cryophere, sông băng Ngày Tận Thế có khả năng biến đổi vượt xa tưởng tượng của nhân loại ngày nay.
Chỉ 5.000 năm trước, nó mỏng hơn hiện tại đến 35 m. Rồi trong khoảng 3.000 năm, nó dần dần tự phục hồi và đạt được độ dày như hiện nay.
Điều này đem đến một tin rất xấu: Sông băng có khả năng tan chảy rất cao khi nhiệt độ tăng cao.
Với hàng chục mét băng mất đi, sông băng Ngày Tận Thế đủ gây ra "ngày tận thế" thật sự cho nhiều vùng sinh sống ven biển do làm mực nước biển tăng vọt, ảnh hưởng đến môi trường đại dương xung quanh, các ḍng hải lưu, sinh vật dưới nước; trực tiếp hay gián tiếp tác động đến con người trên nhiều mặt.
Đó là điều đang chực chờ xảy ra, trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người đang khiến băng hà khắp thế giới tan chảy.
Tuy nhiên, kết quả cũng kèm một tin tốt, theo SciTech Daily, đó là khả năng phục hồi tự nhiên của sông băng này cũng ngoạn mục như cách nó có thể bị phá hủy.
Nhưng, thách thức lớn nhất vẫn là t́m hiểu cách mà điều này có thể được đảo ngược. Nó không đơn giản là việc làm cho khí hậu mát hơn.
"Nh́n bề ngoài, những kết quả này có thể là một tin tốt - sông băng Ngày Tận Thế có thể tái sinh từ một cấu h́nh nhỏ hơn trong quá khứ gần. Tuy nhiên, tiến tŕnh này cần đến 3.000 năm" - SciTech Daily dẫn lời nhà địa chất Joanne Johnson, Cơ quan Khảo sát Nam cực của Anh (BAS), người cộng tác với ITGC, đồng tác giả nghiên cứu.
Theo TS Johnson, đó là một thách thức trong điều kiện khí hậu ấm như chúng ta dự đoán trong các thế kẻ tới. "Khoảng thời gian đó dài hơn những ǵ cũng ta có thể chờ đợi" - ông nói thêm.
VietBF@Sưu tầm