6/30
Tối cao pháp viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã hủy bỏ các chương trình hành động khẳng định (affirmative action) tại Đại học North Carolina và Harvard trong một chiến thắng lớn cho các nhà hoạt động bảo thủ có khả năng chấm dứt việc xem xét chủng tộc một cách có hệ thống trong quá trình tuyển sinh. Tòa án phán quyết rằng cả hai chương trình đều vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp và do đó là bất hợp pháp. Cuộc bỏ phiếu là 6-3 trong vụ đại học North Carolina và 6-2 trong vụ đại học Harvard, trong đó thẩm phán tự do Ketanji Brown Jackson đã tự rút lui khỏi vụ kiện vì bà từng là giáo sư tại đại học Harvard. Tòa án đã đảo ngược phán quyết Grutter kiện Bollinger năm 2003, trong đó tòa án cho biết chủng tộc có thể được coi là một yếu tố trong quá trình tuyển sinh vì các trường đại học muốnc duy trì sự đa dạng tại các khuôn viên đa dạng. Khi làm như vậy, tòa án đã loại bỏ tiền lệ hàng thập niên, bao gồm một phán quyết có từ năm 1978 ủng hộ việc hạn chế xem xét chủng tộc trong tuyển sinh đại học như một cách để chống lại sự phân biệt, kỳ thì trong lịch sử đối với người Da đen và các nhóm da màu khác. Trong số hàng chục trường đạu học có chính sách tuyển sinh có xét đến chủng tộc là Đại học Yale, Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Pennsylvania, Đại học Chicago và Đại học Dartmouth. quyết định này cũng có thể dẫn đến những thách thức trong tương lai đối với các chương trình đa dạng chủng tộc được người sử dụng để tuyển dụng nhân viên vì các lập luận tương tự có thể được đưa ra theo Tiêu đề VII của Đạo luật Dân quyền, nghiêm cấm phân biệt đối xử trong việc làm. Affirmative Action, được đưa ra để giải quyết tình trạng kỳ thị trong lịch sử, đã là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm, được các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp Mỹ ủng hộ mạnh mẽ vì đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự đa dạng và bị những người bảo thủ lên án là phản đối quan điểm cho rằng bình đẳng chủng tộc có nghĩa là tất cả các chủng tộc đều được đối xử bình đẳng như nhau.
|