Mọi người vẫn nói đi bộ 10.000 bước mỗi ngày chính là ch́a khóa để có một cơ thể khỏe mạnh. Liệu điều này có thật sự cần thiết?
Ư tưởng 10.000 bước mỗi ngày xuất phát từ một chiếc máy đếm bước chân của hăng Yamasa Clock tại Nhật Bản, được bán vào năm 1965. Thiết bị này được gọi "Manpo-kei", nghĩa là đo 10.000 bước. Cái tên dần trở thành mục tiêu đi bộ hàng ngày của người dân trên toàn thế giới. Thậm chí, một số chiếc đồng hồ thông minh cũng cài đặt chỉ tiêu này.
Các nhà nghiên cứu đă t́m hiểu về phương pháp. Một số nhận thấy cách đi bộ nói trên có thể cải thiện hệ tim mạch, sức khỏe tâm thần và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Để đạt chỉ tiêu 10.000 bước, chúng ta cần đi bộ từ 6 đến 8 km một ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, để thực hiện mục tiêu này phải dựa vào nhiều yếu tố chứ không phải gắng sức bằng mọi giá.
Gặp họa v́ cố đi bộ 10.000 bước/ngày
Báo Phụ nữ & Pháp luật đưa tin, chị Ánh Quyên (36 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau gần 3 tháng liên tục đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, hiện đă phải từ bỏ hoàn toàn v́ đau mức xương khớp, nhất là phần cổ chân và đầu gối. Theo chia sẻ của chị Quyên, chị được chẩn đoán bị thừa cân (chỉ số BMI 26,5) và các bác sĩ khuyên nên cố gắng giảm cân qua sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian đầu, chị Quyên rất hồ hởi đi bộ, dù có bị đau chân nhưng chị nghĩ “mới vận động nên vậy”. Thế nhưng hơn 2 tháng trôi qua, t́nh trạng đau các khớp chân ngày càng tăng nặng, dù vậy chị Quyên vẫn cố gắng để hoàn thành ít nhất 10.000 bước mỗi ngày. Gần đây, khi chân đau nhiều hơn, chị đến một bệnh viện tư thăm khám. Các bác sĩ cho biết, chị cần dừng ngay việc đi bộ quá nhiều.
Nguyên nhân được đưa ra là cơ thể chị quá nặng nề, lại đi bộ nhiều nên toàn bộ áp lực cơ thể đè nặng lên đôi chân, khiến cho dây chằng ở chân luôn trong t́nh trạng căng, các xương chịu áp lực lớn, gây t́nh trạng đau nhức xương, hiện đă chuyển sang giai đoạn măn tính. “Bác sĩ nói, tôi phải dừng đi bộ để điều trị t́nh trạng đau trước, sau này nếu đi bộ cũng tuyệt đối không được gắng sức, không cần thiết phải mỗi ngày đi 10.000 bước mới là tốt”, chị Quyên chia sẻ.
Trao đổi với nguồn tin trên, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng cho biết, đi bộ hay vận động thường xuyên là rất tốt, nhất là người thừa cân, béo ph́, tuy nhiên việc áp dụng máy móc như phải đi bộ đủ 10.000 bước lại là một sai lầm. Ông Sơn cho biết, 10.000 bước chân tương đương đi bộ 6-8km và sẽ giảm được khoảng 300-400 calo.
Tuy nhiên, TS Hồng Sơn cho rằng tùy vào điều kiện sức khỏe, bệnh lư và nhu cầu của mỗi người nên áp dụng việc đếm số bước chân sao cho phù hợp. Bác sĩ Sơn lấy ví dụ, người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi trên 10.000 bước mỗi ngày, thậm chí có thể tập luyện thêm các môn thể thao khác như bơi lội, cầu lông… nếu sức khỏe cho phép.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ chỉ cần đi khoảng 4.400 bước mỗi ngày là đă có thể giảm được nguy cơ tử vong. C̣n với người cao tuổi, người có bệnh lư như viêm khớp, mắc bệnh lư nền th́ 10.000 bước chân lại là quá nhiều, sẽ gây tác dụng ngược với cơ thể. Hoặc với những người mới tập luyện không nên đi bộ quá 6.000 bước mỗi ngày.
Tập thể dục có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như mất trí nhớ, ung thư, tiểu đường, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay nhận thấy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là không cần thiết. Bạn chỉ cần đạt được một nửa mục tiêu đó là đủ.
Nếu bạn muốn hoạt động nhiều hơn, cách đơn giản là đi bộ đến nơi làm việc hoặc tập theo hướng dẫn trên mạng nếu làm việc tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể hẹn bạn bè đi dạo thay v́ gặp nhau ở quán cà phê hoặc quán rượu. Nếu ngồi bàn giấy cả ngày, hăy dành ít thời gian nghỉ ngơi để đứng dậy và cử động nhẹ nhàng.
Hơn nữa, không phải chỉ có đi bộ mới tốt cho sức khỏe, mà đạp xe, chơi cầu lông hay bơi lội... cũng là các tập luyện rất tốt với cơ thể. “Tốt nhất, nên lựa chọn đi bộ và tập các môn thể thao khác xem kẽ trong tuần, cùng với đó là dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Không nhất thiết phải ngày nào cũng đi bộ đủ 10.000 bước.
VietBF@ Sưu tập