Làm việc nhiều giờ trên máy tính, ngồi sai tư thế hoặc lặp lại một số hoạt động trong thời gian dài có thể gây đau cánh tay.
Đau ở cánh tay có thể xảy ra ở các vị trí như vai, khuỷu tay hoặc cổ tay. Người bệnh có triệu chứng đau nhức, ngứa, tê, sưng hoặc khó chịu ở cánh tay. Nguyên nhân phổ biến là vận động tay quá mức, chấn thương hoặc cơn đau từ một vị trí khác lan đến tay. Dưới đây là các bệnh thường gặp dẫn đến t́nh trạng này.
Hội chứng ống cổ tay
Người làm việc lâu với máy tính có nguy cơ cao đau ở cánh tay, bàn tay. Gơ phím liên tục khiến các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép, ngứa ran, tê và đau ở cánh tay.
Nếu bạn thường đau cánh tay th́ nên thăm khám, v́ có thể do hội chứng ống cổ tay. Bác sĩ có thể dùng nẹp cố định cổ tay, thuốc, phẫu thuật, tập vật lư trị liệu... điều trị cho người mắc hội chứng này.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa chất lỏng, làm giảm ma sát giữa gân và xương. Các túi này tích tụ chất lỏng quá nhiều gây viêm và sưng đau ở cánh tay, vai. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến người 40-60 tuổi. Nguyên nhân là do khớp cổ tay lặp đi lặp lại các chuyển động, khiến màng bao hoạt dịch căng thẳng, dẫn đến viêm.
Người lần đầu mắc bệnh có thể chườm lạnh ở chỗ đau, mỗi ngày hai lần. Chườm nóng nếu cơn đau tái phát. Người bị đau dai dẳng nên đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị.
Người ngồi lâu và thao tác bàn phím liên tục dễ bị đau cổ tay... Ảnh: Freepik
Tư thế xấu
Nhân viên văn pḥng dễ ngồi sai tư thế, khom lưng. Về lâu dài, tư thế này làm tăng áp lực lên cột sống, khiến yếu cơ, căng dây thần kinh, dẫn đến đau lan tỏa ở cánh tay.
Để cải thiện tư thế, bạn có thể thực hiện các bài tập như plank, tư thế cánh cung, tư thế con mèo - con ḅ, tư thế rắn hổ mang. Nên giữ cột sống thẳng, không khom lưng, màn h́nh máy tính để ngang tầm mắt, không cúi sát người xuống bàn khi viết, dành 5-10 phút vận động sau mỗi tiếng làm việc, tránh nằm sấp.
Thoái hóa đốt sống cổ
Cơn đau lan xuống cánh tay phải có thể do thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài đau, người bệnh có thể tê hoặc cảm giác như kim châm ở cánh tay. Nhóm người có nguy cơ cao như lười vận động, thường xuyên làm việc trên máy tính. Có thể cải thiện bệnh bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao vị trí chấn thương), tập vật lư trị liệu...
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa xảy ra do kích thích dây thần kinh thường xuyên, làm thay đổi cách hoạt động của hệ thần kinh. Bệnh có thể gây đau khớp, cánh tay. Cơn đau cánh tay đi kèm với đau nhức toàn thân, tê b́ chân tay và mệt mỏi.
Đau cơ xơ hóa không thể chữa khỏi. Điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống nhằm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và ăn uống lành mạnh.
Viêm gân
Viêm gân thường do căng cơ quá mức, cử động sai tư thế, thực hiện một số hoạt động thường xuyên... Các cơn đau hay xảy ra ở vai, khuỷu tay, cổ tay. Một số loại viêm gân cánh tay gồm hội chứng khuỷu tay tennis, golf; viêm gân cơ nhị đầu. Áp dụng phương pháp RICE giúp cải thiện triệu chứng, tập vật lư trị liệu, phẫu thuật nếu nghiêm trọng.
Bong gân
Bong gân và căng cơ ở vai, bắp tay đều gây đau, sưng, viêm, khó cử động khớp. Ngoài cảm giác đau, người bị căng cơ c̣n co thắt nhẹ hoặc chuột rút. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp RICE tại nhà, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chấn thương
Áp lực hoặc chấn thương lên rễ thần kinh của tủy sống có thể dẫn đến đau cánh tay. Không khởi động kỹ trước khi tập luyện làm tăng nguy cơ chấn thương. Nếu cơn đau không giảm sau 3-4 tuần, người bệnh nên đến viện khám.