6 thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, do đó mỗi người hãy tự tạo cho mình thói quen và lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, nhưng việc lựa chọn lối sống cùng các thói quen lành mạnh có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh. Sau đây là những thói quen giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn nên thực hành.
Giảm cân: Duy trì cân nặng phù hợp là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm ít nhất 7% trọng lượng dư thừa của cơ thể có thể làm giảm gần 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi trọng lượng dư thừa kháng insulin làm mất cân bằng lượng đường trong máu.
Thường xuyên đi khám bác sĩ: Kiểm tra y tế thường xuyên là điều cần thiết để phát hiện sớm và quản lý bệnh tiểu đường. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra định kỳ bệnh tiểu đường loại 2 cho tất cả người lớn từ 45 tuổi trở lên. Những cuộc kiểm tra này cho phép các bác sĩ theo dõi lượng đường trong máu, xác định các yếu tố rủi ro và đưa ra hướng dẫn cần thiết để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi hút thuốc sẽ kháng insulin, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, việc bỏ hút thuốc đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 theo thời gian.
Uống nước: Dùng nước lọc là loại đồ uống chính, tránh các loại đồ uống có chứa nhiều đường, chất bảo quản. Uống nước giúp giữ nước cho cơ thể, bạn sẽ không cần bổ sung thêm calo gây tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu.
Lượng chất xơ cao: Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bởi chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy cảm giác no, hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Một số thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Hạn chế sử dụng đường và carbohydrate tinh chế: Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế dẫn đến nồng độ glucose và insulin tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường theo thời gian. Do đó bạn cần hạn chế uống đồ uống có đường, món tráng miệng, đồ ăn nhẹ đã qua chế biến và ngũ cốc tinh chế.
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu và carbohydrate phức hợp.
VietBF@ sưu tập
|