Màu của vỏ chai bia thủy tinh thường có màu xanh hoặc màu nâu bất kể là thương hiệu gì, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho điều này.
Bia hiện là một trong những đồ uống có lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên đằng sau nó là có nhiều câu chuyện lịch sử về nó mà nhiều người không biết kể cả vỏ chai bia chỉ có màu nâu hoặc xanh.
Vậy tại sao loại thức uống này chỉ có vỏ chai màu xanh hoặc nâu, chúng ta cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu về loại thức uống này nhé.
Nguồn gốc về bia có từ rất lâu đời và được cho là gắn liền với thời Ai Cập cổ đại và một vùng đất thuộc hệ thống sông Tigris–Euphrates ở Tây Á.
Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 19, công nghệ chế tác chai bia bằng thủy tinh bắt đầu nở rộ tại Anh và dần dần lan rộng ra thế giới. Cũng chính thời điểm này, nhiều nhà sản xuất bắt đầu chú ý về màu sắc của chai bia vì chúng ẩn chứa một bí mật kinh doanh mà không phải ai cũng biết.
Ban đầu công nghệ sản xuất vỏ chai thủy tinh còn lạc hậu và thô sơ nên người ta không mấy quan tâm đến màu sắc của chai bia. Chỉ đến khi nhà sản xuất nhận thấy rằng, dưới ánh mặt trời bia sẽ bị biến chất.
Vì thế, các nhà sản xuất bắt đầu quan tâm hơn đến chất liệu và màu sắc của vỏ chai. Vỏ chai màu xanh đậm ở thời kỳ này được sử dụng nhiều và có chi phí tạo ra thấp nhất. Do đó, nhà sản xuất đã chọn màu này và dần dần trở nên phổ biến.
Những vỏ chai bia sau đó được sản xuất từ thủy tinh trong suốt có màu xanh đậm. Đây là biện pháp để kéo dài tuổi thọ của bia, đặc biệt vào mùa đông. Tuy nhiên, họ lại bắt đầu nhận ra rằng thời gian để quá lâu bia vẫn bị bốc mùi giống mùi của chồn hôi.
Đến năm 1930, người ta phát hiện ra nếu dùng vỏ chai có màu đậm hơn nữa như màu nâu sẽ giúp hạn chế tốt hơn sự hấp thụ ánh sáng, từ đó ngăn bia không bị biến chất, mất hương vị.
Sau đó, nhu cầu cũng như chi phí sản xuất vỏ chai màu nâu tăng quá cao, điều này khiến nhiều nhà sản xuất quyết định quay về sử dụng vỏ chai màu xanh đậm. Về sau, màu xanh và nâu gắn liền với màu sắc của chai bia đến tận bây giờ.
|