Trà là loại đồ uống phổ biến trong thực đơn của nhiều cửa hàng, nhưng vẫn có không ít người không biết nên uống trà nóng hay mát sẽ tốt hơn.
Trà nóng và trà mát có sự khác nhau về hàm lượng chất dinh dưỡng. Do đó, mọi người thường có chung thắc mắc là uống trà nóng hay trà mát sẽ tốt hơn đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này cho bạn.
Uống trà nóng hay mát sẽ tốt cho sức khỏe hơn?
Tuy nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, nhưng lượng chất oxy hóa trong trà mà cơ thể chúng ta nhận được lại phụ thuộc vào độ nóng và loại trà. Theo một nghiên cứu được công trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm cho thấy, tùy thuộc vào loại trà được sử dụng và độ nóng của nước sẽ tạo nên hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà khác nhau .
Đối với trà xanh, khi ngâm trong nước lạnh một thời gian dài sẽ đtạ ngưỡng chất chống oxy hóa cao nhất. Còn đối với trà đen lại tạo ra nhiều chất chống oxy hóa khi được ủ một thời gian ngắn trong nước rất nóng. Trà ô long lại rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Cho nên, nếu bạn muốn tối đa hóa chất chống oxy hóa trong trà ô long, thì hãy trà pha với nước nguội hoặc lạnh.
Cách bạn pha trà cũng ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong trà. Khi bạn sử dụng nguyên lá để pha trà xanh, bạn sẽ nhận được chất chống oxy hóa tối đa như lúc dùng nước nguội. Nhưng khi sử dụng túi trà xanh - loại trà đã xay nhỏ, bạn sẽ nhận được nhiều chất chống oxy hóa hơn từ nước nóng.
Tuy nhiên, với những người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia thì không nên uống trà nóng, vì hành đông này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2019 đã chỉ ra, uống trà cực nóng và uống trà nóng ngay sau khi đun sôi đều có liên quan đến tăng 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Cách pha trà ngon cho ngày hè
Dưới đây là 7 bước pha trà ngon dành cho bạn tham khảo và bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau: trà, ấm chén và chuyên trà.
1. Đun nước
Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C - 98°C tùy loại.
2. Làm nóng ấm chén
Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.
3. Đong trà
Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tùy từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.
4. Đánh thức trà
Rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt. Đây không phải là nước để uống, chúng có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra. Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.
5. Hãm trà
Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10 - 40 giây tùy loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
6. Rót trà
Sau 10 - 40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên. Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm. Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
7. Hãm trà lần tiếp theo
Lặp lại bước 5 và bước 6 cho những lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước. Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo. Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5 - 8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.