Quả na là loại quả có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi ăn cần phải lưu ư tránh 1 thứ để không gây độc cho cơ thể.
Tháng 8 là mùa thu hoạch na nên loại quả này được bán khắp các chợ, dọc các tuyến phố. Na là loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu khoáng chất tốt cho sức khoẻ.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam cho hay, na là loại quả bổ dưỡng v́ có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon nên từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể ăn được. Đông y c̣n dùng quả na, lá na, rễ na và hạt na để chữa nhiều bệnh khác nhau. Mặc dù các bộ phận khác của cây na có nhiều tác dụng dược lư nhưng có thể gây độc nên chuyên gia khuyến cáo người dân không được tự ư sử dụng.
Ông Sáng cho biết khi ăn na cần phải lưu ư hạt na rất độc. Hạt na có thể gây ra ngộ độc đường tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu bạn không may nuốt phải hạt na cũng không cần quá lo lắng v́ hạt na có lớp vỏ dày và trơn nên chất độc khó thoát được ra ngoài.
Nhưng nếu ăn phải hạt na bị dập nát chất độc trong hạt na có thể dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng (tùy vào số lượng hạt na nuốt phải).
Trong hạt na có chứa các acetogenin: squamosten A, anoslin, neo -desacetyluvaricin, neo - anonin - B, neo - reliculatacin A, các squamocin, các squamostatin... gây độc cho cơ thể.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, từ xa xưa ông cha ta đă biết hạt na có độc tính, có thể giết chết côn trùng, sâu bọ, chấy, rận. V́ vậy, trong dân gian vẫn mách nhau các diệt chấy bằng cách nấu nước hạt na để gội đầu hoặc giă nát hạt na đắp nên đầu.
Hạt na có chất gây độc (ảnh minh hoạ).
Độc tố có trong hạt na nếu bị dính vào mắt có thể gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc. Nếu sơ cứu, chữa trị không đúng dễ gây viêm loét giác mạc, dẫn đến mù ḷa vĩnh viễn. Trường hợp có vết thương hở nếu không may bị độc tố trong hạt na dính vào sẽ dễ dẫn đến lở loét, viêm nhiễm nặng nề, hủy hoại vùng da đang bị thương tổn.
Do độc tố từ hạt na rất mạnh nên chuyên gia Sáng khuyên mọi người không nên tự ư xay giă hạt na để làm thuốc mà không có chỉ dẫn của người có chuyên môn. Người dân tuyệt đối không dùng hạt na để trị chấy, rận nếu không biết lượng dùng an toàn. Ngoài ra, khi ăn na mọi người cần lưu ư không nên cắn hạt khiến hạt bị vỡ, độc tố sẽ thoát ra ngoài.
Đối với trẻ nhỏ khi ăn na cần phải rất cẩn trọng để tránh trẻ nuốt phải hạt gây sặc rất nguy hiểm. Gia đ́nh có trẻ nhỏ khi ăn na cần phải bỏ ngay hạt vào thùng rác để tránh trường hợp trẻ lấy hạt chơi, ngậm rất nguy hiểm.
Ngoài ra, chuyên gia Sáng cũng cho biết thêm v́ đang mùa na nên loại quả này có giá thành khá rẻ, được mọi người mua nhiều. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo ăn nhiều na có thể sinh nóng rét, rôm sẩy do đó, mỗi ngày mọi người chỉ nên ăn một quả na. Theo y học cổ truyền, na có vị ngọt chua, tính ấm, nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gây nóng, táo bón, mọc mụn.
Đối với người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai có tiền sử đái tháo đường th́ không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
Chuyên gia Sáng cũng lưu ư mọi người chỉ ăn na khi đă chín. Do na chín nửa chừng có chứa chất tannin, khi chất này kết hợp với thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra những hợp chất khiến cho hệ tiêu hóa bị ứ đọng, dễ gây táo bón khó tiêu.
VietBF@ Sưu tập