Trả lời nhật báo The Independent, tiến sĩ, bác sĩ Hana Patel, chuyên gia về giấc ngủ và sức khỏe tâm thần đang làm việc tại Anh, cho hay thậm chí một số cặp đôi sau khi ngủ riêng c̣n cho biết rằng mối quan hệ của họ trở nên tốt hơn.
Việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ. Ảnh minh hoạ
Bác sĩ Patel nói rằng việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ, đặc biệt là với các cặp vợ chồng mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Cụ thể, với t́nh trạng này, người mắc bệnh thường ngáy rất to, bị ngưng thở và hay tỉnh dậy đột ngột lúc đang ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh.
Bên cạnh đó, việc có con nhỏ cũng có thể là nguyên nhân khách quan để vợ chồng quyết định ngủ riêng, bởi cha hoặc mẹ phải dậy nhiều lần trong đêm để dỗ dành hoặc cho trẻ bú. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người c̣n lại, dẫn đến việc cả cha và mẹ đều không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ngoài ra, thói quen ngủ khác nhau cũng ảnh hưởng đến quyết định có nên ngủ chung thường xuyên không. Giải thích rơ hơn, chuyên gia Dorothy Chambers - đang làm việc tại Công ty nghiên cứu giấc ngủ Sleep Junkie (Mỹ), nói rằng một vài người dễ dàng ch́m vào giấc ngủ khi nghe nhạc thư giăn, trong khi số khác th́ thích sự im lặng.
Khi hai bên không thể thống nhất được thói quen đi ngủ phù hợp th́ ngủ riêng có thể là một giải pháp tốt để dung ḥa. Bởi v́ giấc ngủ ngon đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc duy tŕ tốt sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như cải thiện chất lượng mối quan hệ.
Cũng theo chuyên gia Chambers, không có một "công thức" chung nào có thể hoàn toàn đúng với các cặp vợ chồng. Ch́a khóa ở đây là sự thống nhất trong quyết định để tạo sự thoải mái cho cả hai người.
VietBF@sưu tập