Trưởng thành có 2 kiểu: Về mặt thể chất, và về mặt tâm hồn. Loại thứ nhất có tính thời điểm, c̣n loại thứ 2, có thể đầu đă bạc nhưng bạn vẫn chưa được coi là trưởng thành.
Nhiều người dù đă tốt nghiệp đại học, đi làm, thậm chí có gia đ́nh rồi, nhưng vẫn chưa được coi là trưởng thành. Như thế nào mới là một người trưởng thành thực sự?
Thực ra, để đánh giá một người trưởng thành thực sự hay chưa, thường dựa vào hành vi, hơn là định nghĩa một cách trừu tượng.
Dưới đây là 5 đặc điểm điển h́nh của một người được coi là chưa trưởng thành. Nếu sở hữu nhiều hơn 1 đặc điểm này, bạn chính là một người chưa trưởng thành, và sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống cũng như công việc, do đó cần thay đổi càng sớm càng tốt để có được cuộc sống tự chủ và tự lập.
Khi đă tự chủ rồi, bạn muốn thứ ǵ th́ sẽ có được thứ đó.
1. Coi ḿnh là trung tâm của vũ trụ
Khi c̣n nhỏ, ai cũng muốn được người thân bảo bọc, yêu thương, coi ḿnh là tất cả. Thế nhưng, khi lớn lên rồi, bạn phải hiểu được rằng thế giới không xoay quanh bạn. Một đứa trẻ sẽ không hiểu được điều đó.
Chúng có thể khóc đ̣i ăn vào lúc 2 giờ sáng mà không quan tâm việc đó sẽ làm bố mẹ chúng mất ngủ. Khi trưởng thành, chúng mới hiểu được rằng không phải lúc nào chúng cũng có được thứ ḿnh muốn. Ngoài bản thân ḿnh ra, c̣n có những người khác với nhu cầu của riêng họ.
Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein từng nói, "Sự trưởng thành xuất hiện khi chúng ta bắt đầu lo lắng cho những người khác nhiều hơn là cho chính bản thân chúng ta".
2. Không biết chờ đợi hay cam kết v́ một mục tiêu lâu dài
Nếu ta đưa một viên kẹo xốp cho một đứa bé và bảo nó rằng nếu nó để dành viên kẹo ấy th́ một lúc nữa sẽ được tặng thêm một viên nữa, sẽ hiếm có đứa trẻ nào có thể chờ đợi và vượt qua được sự quyến rũ của viên kẹo ấy.
Nhưng khi trưởng thành, ta sẽ thấy rằng sự hy sinh và hạn chế là một điều cần thiết để đạt được các mục tiêu của ḿnh. Ta cũng sẽ hiểu rằng việc thực hiện một cam kết nào đó không giới hạn tự do của chúng ta, mà đơn giản là một điều kiện mà ta đồng ư v́ những mục tiêu lâu dài.
3. Thích đổ lỗi cho người khác
Khi mắc lỗi, trẻ nhỏ sợ nhất là bị người lớn trách phạt, nên chúng hay có xu hướng t́m người hay vật khác để đổ lỗi.
Thế nhưng, khi lớn lên, sau rất nhiều sự va chạm trong cuộc sống, ta sẽ dần hiểu ra rằng chúng ta là người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho những việc ḿnh làm, và việc nhận lỗi rồi rút kinh nghiệm quan trọng ra sao với việc hoàn thiện con người, từng bước tạo dựng thành công cho chính chúng ta.
Nếu như lớn rồi mà vẫn có thói quen t́m người khác để đổ lỗi, để rũ bỏ trách nhiệm, vậy th́ chắc chắn là bạn chưa trưởng thành rồi.
4. Luôn phụ thuộc vào mối quan hệ với ai đấy
Trẻ nhỏ cần sự chăm sóc của cha mẹ, ông bà, anh chị, đi một bước cũng không muốn rời. Nhưng khi lớn lên, chúng có nhu cầu giao tiếp với thế giới xung quanh nhiều hơn, dần dần sự gắn bó với những người đó sẽ chuyển sang một trạng thái khác.
Nếu lớn lên mà vẫn quá phụ thuộc cả về mặt kinh tế cũng như tư tưởng của những người thân, th́ hẳn là con người đó mới chỉ trưởng thành về mặt thể chất, mà chưa trưởng thành về mặt tinh thần, chưa thể tự lập.
Thậm chí, trong một mối quan hệ yêu đương, nếu như nghĩ rằng, ḿnh sẽ không thể sống nếu không có đối phương, th́ điều đó cũng cho thấy sự yếu đuối, non nớt trong cách suy nghĩ và đánh giá về con người, về cuộc sống.
5. Không có trách nhiệm với tiền bạc
Trưởng thành, chẳng phải chuyện ǵ to tát, chỉ đơn giản là việc kiểm soát cho tốt những đồng tiền đang nằm trong túi của ḿnh.
Cứ chi tiêu bốc đồng không tính toán, chỉ chú ư đến việc thỏa măn nhu cầu của bản thân ngay lập tức, thậm chí đi vay để mua, mà không cân nhắc xem thứ đồ đó có cần thiết không, hay những khoản đáng chi khác đă được chi chưa, th́ khác nào một đứa trẻ?
Kết quả là, sau mỗi lần nhận lương về, chỉ trả nợ thôi cũng thấy chẳng c̣n đồng nào để chi tiêu, và một cái ṿng luẩn quẩn khác lại lặp lại, cuộc sống lúc nào cũng rơi vào t́nh cảnh khốn khó.
VietBF@sưu tập
|
|