Bệnh tiểu đường không được kiểm soát dẫn đến biến chứng như mờ mắt, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng miệng, rối loạn tiêu hóa.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, tránh biến chứng. Duy tŕ tập thể dục, ăn uống lành mạnh, uống thuốc (nếu có) giúp kiểm soát triệu chứng. Tăng hoặc hạ đường huyết thời gian dài có thể tác động đến nhiều cơ quan, dẫn đến nhiều bệnh khác.
Bệnh răng miệng: Người tiểu đường dễ nhiễm trùng trong miệng dẫn đến bệnh nướu răng, tưa miệng, các vết loét trắng gây đau. Lượng đường trong máu cao không kiểm soát làm tăng nguy cơ sâu răng, mảng bám răng. Nên đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước sát khuẩn.
Bệnh về mặt: Tiểu đường có thể dẫn đến tăng nhăn áp (tăng áp lực trong mắt), đục thủy tinh thể. Bệnh tác động đến các mạch máu ở vơng mạc phía sau mắt tạo nên vơng mạc tiểu đường.
Tổn thương dây thần kinh: Dây thần kinh ở cánh tay, chân, bàn chân, bàn tay dễ tổn thương do triệu chứng tiểu đường. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ran, tê, nhạy cảm hoặc đau. Đây là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, thường xảy ra ở người tiểu đường béo ph́, không kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
Ảnh hưởng đến da: Biến chứng của bệnh này có thể khiến da dễ ngứa, lớp da mỏng hơn, có dày sừng, xuất hiện mảng có vảy, đổi màu...
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến da, gây ngứa. Ảnh: Freepik
Ảnh hưởng đến chân: Đường huyết tăng, hạ bất thường làm tổn thương dây thần kinh bàn chân, ngón chân. Người bệnh dễ nhiễm trùng, máu ở bàn chân khó lưu thông, có thể phải cắt bỏ chân do biến chứng tiểu đường. Bỏ hút thuốc, tập thể dục, giữ chân sạch sẽ, mang giày vừa vặn bảo vệ đôi chân.
Bệnh tiêu hóa: Dây thần kinh phế vị (một phần của hệ thống thần kinh giao cảm) có vai tṛ di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Biến chứng tiểu đường có thể làm cho quá tŕnh tiêu hóa chậm lại. Dấu hiệu gồm ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chán ăn.
Tăng đường huyết c̣n ảnh hưởng đến ruột gây ra triệu chứng táo bón, tiêu chảy... Nên xây dựng kế hoạch ăn uống thân thiện với hệ tiêu hóa, ưu tiên chất xơ, rau củ quả, protein nạc.
Bệnh tim: Ttiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu, buộc tim làm việc nhiều hơn, kéo theo hệ lụy như tăng cân, huyết áp cao, cholesterol cao. Người vừa phát hiện bệnh nên có lối sống khoa học, tăng cường tập thể dục, kiểm tra huyết áp và cholesterol, không hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá thụ động.
Bệnh thận: Thận có nhiều mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải. Đường huyết tăng khiến thận làm việc quá sức, theo thời gian có thể gặp vấn đề.
VietBF@sưu tập