Nghiên cứu chỉ ra rằng một thành phần an toàn để thêm vào các món ăn nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ nếu dùng quá nhiều.
Nhiều người có thói quen thêm muối vào món ăn trong khi chế biến, dùng muối chấm trong bữa ăn để khiến món ăn trở nên đậm đà. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đă chỉ ra rằng việc thêm muối vào bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.
Sai lầm nhỏ trong bữa ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhận thấy những người thường xuyên thêm muối vào món ăn (có thói quen chấm muối hoặc rắc muối trực tiếp lên món ăn) có nguy cơ gặp t́nh trạng nhịp tim không đều (rung nhĩ) cao hơn 22% so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng gia vị này trong bữa ăn.
Rung nhĩ là chứng rối loạn nhịp tim phổ biến, có thể khiến tim đập quá nhanh, gây ra các vấn đề như chóng mặt, khó thở và mệt mỏi. T́nh trạng rung nhĩ kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần.
Nghiên cứu được tŕnh bày tại đại hội Hiệp hội Tim mạch Châu Âu ở Amsterdam, Anh đă xem xét dữ liệu từ 395.682 người trong độ tuổi từ 40-70 tuổi trong 11 năm.
Các nhà nghiên cứu đă khảo sát về tần suất nêm thêm muối trong bữa ăn của những người tham gia nghiên cứu. Tần suất bao gồm “không bao giờ/hiếm khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” (80% trên tổng số các bữa ăn) hoặc “luôn luôn” (90% trên tổng số các bữa ăn).
Sau đó, các nhà nghiên cứu đă theo dơi họ trong suốt 4 năm để xem thói quen này ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ phát triển bệnh rung nhĩ.
Kết quả cho thấy, những người không bao giờ nêm thêm muối trong bữa ăn có nguy cơ bị rung nhĩ thấp hơn 18% so với những người luôn luôn phải sử dụng thêm muối khi ăn. Trong khi đó, những người thỉnh thoảng mới thêm muối trong bữa ăn có nguy cơ mắc rung nhĩ thấp hơn 15% và những người thường xuyên thêm muối trong bữa ăn có nguy cơ mắc rung nhĩ thấp hơn 12%.
Thêm muối trực tiếp trong bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ, gián tiếp gây ra đau tim, đột quỵ.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Yoon Jung Park, thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tần suất thêm muối vào thực phẩm và các món ăn ít hơn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ thấp hơn”.
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, dẫn đến rung nhĩ.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 6g muối (khoảng một th́a cà phê) mỗi ngày.
Các chuyên gia cho biết nghiên cứu giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc cắt giảm muối trong chế độ ăn uống của họ.
Giáo sư James Leiper, thuộc Quỹ Tim mạch Anh cho biết nghiên cứu này là một lời nhắc nhở đối với tất cả mọi người rằng không sử dụng quá nhiều muối.
Giáo sư Leipner cho biết: “Ai cũng biết rằng ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả huyết áp cao. Ngoài việc làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ, huyết áp cao cũng có thể gây tổn thương cho tim và điều này có thể gây ra t́nh trạng rung nhĩ”.
Chuyên gia Mhairi Brown, thuộc Tổ chức Consensus Action on Salt, Sugar and Health (CASSH) cho biết: “Các nghiên cứu chất lượng cao trong nhiều thập kỷ qua cho thấy ăn quá nhiều muối là nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao. Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra khoảng một nửa số ca đột quỵ và bệnh tim mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo giảm muối là một trong những biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để giảm nguy cơ mắc huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe.
Một phân tích của Chính phủ Anh cũng chỉ ra rằng nếu chúng ta cắt giảm 1 gam muối mỗi ngày, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lư liên quan đến huyết áp và sẽ giảm được khoảng 4.000 ca tử vong sớm do đột quỵ và đau tim mỗi năm”.
Chuyên gia Brown khẳng định: “Nghiên cứu mới kể trên giúp bổ sung thêm các bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của muối đối với sức khỏe và từ đó khuyến khích mọi người giảm lượng muối thêm vào trong thực phẩm và bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ đau tim, đột quỵ”.
VietBF@sưu tập