Giữ cho cơ quan này khỏe mạnh giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh lư nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong do ung thư
Phổi khỏe mạnh cũng là một trong những đặc điểm của người sống thọ, đặc biệt là ở nam giới. Nghiên cứu kéo dài 30 năm của các nhà nhà khoa học ĐH Buffalo (Mỹ) phát hiện ra rừng 20% nam giới có chức năng phổi kém nhất tham gia nghiên cứu có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với nam giới có phổi khỏe.
Phổi đóng vai tṛ quan trọng trong hệ thống miễn dịch, ngăn chặn những chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Theo WHO, ung thư phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới và nam giới có tỷ lệ mắc loại bệnh này cao hơn so với nữ giới.
Một phương diện phản ánh trực tiếp lá phổi có khỏe mạnh hay không là dung tích phổi. Dung tích phổi là tổng lượng không khí mà phổi có thể chứa Nếu dung tích phổi lớn có nghĩa là chức năng của phổi tương đối tốt.
Ngược lại, nếu có bệnh ở phổi, dung tích phổi cũng sẽ giảm đi. Nồng độ oxy trong máu thấp dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ, hô hấp. Các nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu của ĐH Y Boston (Mỹ) đă chỉ ra rằng những người có dung tích phổi lớn có xu hướng sống lâu hơn so với người có dung tích phổi nhỏ hơn.
Giữ phổi khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh các bệnh lư nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phổi, xơ nang phổi,... và nguy cơ tử vong do các bệnh măn t́nh về phổi.
Làm ǵ để giữ cho phổi luôn khỏe mạnh?
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng dung tích phổi, tăng cường cơ phổi và cải thiện chức năng tổng thể của phổi. Tập thể dục thường xuyên làm cho quá tŕnh trao đổi khí hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Các bài tập cardio tăng nhịp tim như chạy, bơi lội, đạp xe được nhiều bác sĩ khuyên nam giới nên tập luyện hàng tuần.
Tập thở
Các bài tập thở đang trở nên phổ biến nhờ những lợi ích mang lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, tác động trực tiếp đến sức khỏe phổi. Thở cơ hoành, hay c̣n gọi là thở bụng được một nghiên cứu năm 2020 chỉ ra tác dụng giúp nam giới tăng dung tích phổi. Trong khi đó, thở mím môi, thở luân phiên bằng mũi, thở căng xương sườn,... là những bài tập giúp làm sạch phổi, cải thiện chức năng hô hấp.
Cải thiện chất lượng không khí xung quanh
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến phổi, đặc biệt là khi sống tại thành phố. Tuy vậy, bạn vẫn có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp, sử dụng các thiết bị như máy lọc không khí và trồng cây.
Bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc là những yếu tố cần loại bỏ trong không gian sống để tránh gây ra dị ứng, hen suyễn, làm nặng thêm các triệu chứng bệnh hô hấp.
Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc là hoạt động gây tổn thương phổi cho nam giới, kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh hô hấp và ảnh hưởng đến dung tích phổi. Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá làm quá tải hệ thống tự thanh lọc của phổi. Khói thuốc sẽ khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn, máu khó lưu thông và lượng oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể bị suy giảm.
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ, dung tích phổi của đàn ông trưởng thành được cải thiện ít nhất 10% sau 9 tháng kể từ khi bỏ hút hút thuốc.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau và chất béo lành mạnh có thể làm giảm t́nh trạng viêm trong cơ thể, giảm nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn măn tính (COPD) và các bệnh về phổi khác. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyên nam giới nên bổ sung vào chế độ ăn để phổi khỏe mạnh như táo, củ cải đường, cà chua, bưởi, quả mọng, hạt óc chó, bí ngô, gừng,...
Ngoài ra, ăn các thực phẩm có chứa vitamin D, canxi cùng nhiều loại vitamin khác cũng được chứng minh có tác động tích cực đến bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn măn tính và các bệnh hô hấp khác.
VietBF@ Sưu tập