Nước ngọt là thức uống yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, loại thức uống này cũng mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Soda chứa nhiều đường bổ sung, thường ở dạng xi-rô đặc. Hầu hết các lon soda 12 ounce chứa 10-12 th́a cà phê (39-49 gram) đường bổ sung trở lên, gấp đôi lượng đường được khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Lượng đường bổ sung cao sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể như tăng cân, tăng nguy cơ viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Gây bệnh gan nhiễm mỡ: Việc tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện có trong soda có thể khiến gan tích tụ thêm chất béo có hại, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Theo thống kê của Tổ chức Gan Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 100 triệu người Mỹ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn nên tránh uống quá nhiều soda để ngăn ngừa t́nh trạng gan nhiễm mỡ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nhưng uống soda hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh tim do ăn quá nhiều đường.
Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận: Các loại soda (nước ngọt) chứa axit photphoric có thể làm thay đổi thành phần nước tiểu, tăng nguy cơ sỏi thận và bệnh thận mạn tính. Do đó, khuyến nghị của nhiều cơ quan y tế là yêu cầu người bị sỏi thận hoặc bệnh thận cần tránh uống soda.
Gây sâu răng: Răng dễ bị sâu khi tiếp xúc với lượng đường lớn trong nước ngọt. Đường và axit trong soda có thể ăn ṃn men răng, lớp ngoài cùng của răng, dẫn đến sâu răng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Việc tiêu thụ soda thường xuyên khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến t́nh trạng kháng insulin, đóng vai tṛ quan trọng trong việc khởi phát bệnh tiểu đường loại 2.
Dễ gây tăng cân: Mỗi lon soda chứa khoảng 150 đến 200 calo, chủ yếu là từ đường bổ sung. Điều này có thể dẫn đến dư thừa calo nếu bạn không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.