Trong cuốn sách tiểu sử tỷ phú Elon Musk. Tác giả Isaacson viết: “Khi các tàu không người lái mang theo chất nổ của Ukraine tiếp cận hạm đội Nga, chúng mất kết nối và dạt vào bờ một cách vô hại”.
Theo tác giả Isaacson, tỷ phú Elon Musk trước đó đă yêu cầu các kỹ sư tắt mạng liên lạc vệ tinh Starlink của SpaceX gần bờ biển Crimea để ngăn Ukraine tấn công hạm đội Nga. Giới chức Ukraine sau đó phải thuyết phục Musk bật lại hệ thống này.
Quyết định của tỷ phú Musk được thúc đẩy bởi mối lo ngại rằng Nga có thể sẽ đáp trả cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea bằng vũ khí hạt nhân. Nhưng mối lo ngại của tỷ phú Musk về một “Trân Châu Cảng thu nhỏ” - như ông nói - đă không thành hiện thực ở Crimea.
Khi hệ thống liên lạc của Ukraine bị gián đoạn ngay trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tháng 2/2022, tỷ phú Musk đă đồng ư cung cấp cho Kiev các thiết bị đầu cuối vệ tinh Starlink trị giá hàng triệu đô la do SpaceX sản xuất. Các thiết bị trở nên quan trọng đối với các hoạt động quân sự của Ukraine. Ngay cả khi mạng điện thoại di động và Internet bị gián đoạn, các thiết bị đầu cuối Starlink vẫn cho phép Ukraine chiến đấu và duy tŕ kết nối.
Nhưng khi Ukraine bắt đầu sử dụng thiết bị đầu cuối Starlink cho các cuộc tấn công chống lại Nga, tỷ phú Musk bắt đầu nghi ngờ quyết định của ḿnh.
Tỷ phú Musk đă tṛ chuyện qua điện thoại với Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - tướng Mark Milley, và Đại sứ Nga tại Mỹ để nói về những mối lo lắng của ḿnh, Isaacson viết.
Trong khi đó, ông Mykhailo Fedorov - Phó Thủ tướng Ukraine đă đề nghị tỷ phú Musk khôi phục kết nối cho các tàu không người lái, theo tác giả Isaacson. “Tôi chỉ muốn ông - người đang thay đổi thế giới thông qua công nghệ - biết điều này”, Phó Thủ tướng Fedorov viết trong tin nhắn gửi tỷ phú Musk.
Tỷ phú Musk, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô điện Tesla và công ty thám hiểm không gian tư nhân SpaceX, trả lời rằng ông rất ấn tượng với thiết kế của tàu không người lái nhưng ông sẽ không bật lại kết nối vệ tinh ở Crimea v́ Ukraine “hiện đang đi quá xa”, theo tác giả Isaacson.
Việc cung cấp thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine cũng đă khiến tỷ phú Elon Musk mâu thuẫn với Lầu Năm Góc vào mùa thu năm ngoái.
Theo tỷ phú Musk, SpaceX đă chi một số tiền lớn để gửi thiết bị vệ tinh tới Ukraine. Do đó, công ty tuyên bố sẽ không tiếp tục thanh toán hóa đơn cho các thiết bị này, như CNN đưa tin lần đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái.
Sau bài báo của CNN, tỷ phú Musk bất ngờ đảo ngược quyết định, tuyên bố “sẽ tiếp tục tài trợ miễn phí cho chính phủ Ukraine”.
Theo tác giả Isaacson, Gwynne Shotwell - một lănh đạo khác ở SpaceX, đă rất tức giận trước quyết định của tỷ phú Musk. “Lầu Năm Góc đă có sẵn một tấm séc trị giá 145 triệu đô la sẵn sàng trao cho tôi”, tác giả Isaacson trích lời Shotwell nói. “Nhưng tỷ phú Musk không chịu nổi những điều nhảm nhí trên Twitter và những người đối đầu ở Lầu Năm Góc đă tiết lộ câu chuyện này.”
Dù vậy, SpaceX cuối cùng vẫn có thể đạt được thỏa thuận với Chính phủ Mỹ và châu Âu về việc cung cấp thêm 100.000 đĩa vệ tinh mới cho Ukraine vào đầu năm 2023, theo tác giả Isaacson.
Tầm quan trọng của Starlink trong cuộc chiến vẫn không hề suy giảm.
Tuần trước, Mỹ và các đồng minh nhóm "Ngũ Nhăn" đă cáo buộc tin tặc Nga nhắm mục tiêu vào thông tin liên lạc trên chiến trường của các chỉ huy Ukraine. Theo phía Ukraine, mă độc của tin tặc Nga được tạo nên để chặn dữ liệu được gửi đến vệ tinh Starlink.
Tỷ phú Musk và SpaceX không trả lời yêu cầu b́nh luận của CNN.