Tập thở, yoga, thái cực quyền cải thiện chất lượng sống của người bệnh ung thư phổi, giảm biến chứng và tác dụng phụ sau điều trị, tăng cơ hội sống.
Những lợi ích trên nhờ vào việc tập luyện tăng cường oxy cho phổi, theo Trường Cao đẳng Y học Thể thao Mỹ. Tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức mạnh cường độ vừa phải c̣n giảm lo lắng và nâng cao thể chất. Các bài tập có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và t́nh trạng khó thở ở bệnh nhân giai đoạn nặng đang được hóa trị.
Hoạt động thể chất cũng giúp tăng dung tích phổi. Người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển có dung tích phổi tốt hơn th́ nguy cơ tử vong thấp hơn. Người mắc ung thư đă di căn xương hoặc được chăm sóc giảm nhẹ tập thể dục cũng giảm các triệu chứng.
Người bệnh nên tập từ từ và nâng dần cường độ theo từng giai đoạn. Ví dụ, dành 5-10 phút đi bộ hoặc bơi lội vài lần trong ngày, tăng dần mức độ với sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bài tập khác nhau tùy thuộc vào mức độ ung thư của từng người. Nên hỏi ư kiến bác sĩ để xác định bài tập phù hợp với t́nh trạng bệnh, sức khỏe tổng thể. Người bệnh hạn chế tập luyện trong pḥng lớn, đông người nếu hệ miễn dịch yếu, v́ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các bài tập dành cho người bệnh ung thư phổi có 4 loại cơ bản gồm thở, giăn cơ, thể dục nhịp điệu và rèn luyện thể lực. Dưới đây là một số bài tập có thể tham khảo.
Bài tập thở giúp cơ hoành (nằm ở giữa ổ bụng và lồng ngực) khỏe, dễ thở hơn. Cách thực hiện: Xếp bằng hoặc đứng với một tay đặt trên bụng. Hít vào bằng mũi và đẩy bụng ra, hạ thấp cơ hoành, để phổi tràn đầy không khí. Thở ra từ từ khi mím môi nhằm đẩy hết không khí ra ngoài. Thực hiện 10 - 20 nhịp mỗi lần tập, 2 - 3 lần mỗi ngày.
Bài tập thở có lợi cho phổi. Ảnh: Freepik
Bài tập giăn cơ đơn giản phù hợp cho người bệnh ung thư ở nhiều giai đoạn, giúp máu và oxy đến cơ bắp đều đặn hơn, tăng lượng không khí phổi có thể chứa. Bài tập giăn cơ c̣n làm giảm căng cơ do xạ trị và mô sẹo sau phẫu thuật.
Với bài tập giăn căng ngực, người tập ngồi hoặc đứng thẳng. Từ từ đưa cánh tay ra phía sau lưng, đan các ngón tay lại với nhau. Duỗi thẳng cánh tay và kéo căng về phía trước. Khi cảm thấy ngực ở trạng thái căng nhất th́ dừng lại, giữ trong 10-30 giây và trở về tư thế ban đầu. Người tập cần kết hợp với hít thở sâu ổn định và thư giăn.
Tập thể dục nhịp điệu giảm mệt mỏi, tim và phổi khỏe hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Người bệnh đi bộ quanh nhà, thực hiện bài tập nhịp điệu nhẹ nhàng nhằm cải thiện mức năng lượng thấp do các triệu chứng hoặc điều trị.
Rèn luyện thể lực như nâng tạ bằng tay, đẩy tạ, kéo dây kháng lực đàn hồi... góp phần chống mệt mỏi, xây dựng cơ lưng, giúp xương chắc khỏe hơn và giữ thăng bằng. Các hoạt động này nhằm tăng cường khối cơ và sức mạnh, thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn một, hai hoặc ba và đă điều trị (phẫu thuật, hóa xạ trị) có thể thực hiện các bài tập này ba ngày một tuần.
Yoga và thái cực quyền với có các bài tập kết hợp thở, giăn cơ... Tập hai bộ môn này mỗi ngày giảm mệt mỏi, phổi và tim hoạt động tốt hơn. Tập yoga khoảng một giờ có thể tăng cường sức bền, thể chất và cải thiện sức khỏe tinh thần ở người bệnh ung thư phổi nặng đă hóa xạ trị.
VietBF@sưu tập