5 thực phẩm hại gan. Ngũ cốc mọc mầm, thực phẩm nhiều tinh bột đă qua tinh chế, rượu bia có thể ảnh hưởng đến các tế bào gan, gây đột biến dẫn đến ung thư.
Gan đảm bảo chức năng ngoại tiết, nội tiết, là kho dự trữ của nhiều chất, trung tâm chuyển hóa quan trọng. Cơ quan này tạo ra mật, loại bỏ chất thải và phân hủy chất béo trong ruột non. Gan cũng giúp tạo ra một số loại protein nhất định cho huyết tương, lưu trữ và giải phóng glucose (đường) khi cần thiết. Gan cũng làm sạch máu, các chất độc hại khác, chống lại sự nhiễm trùng bằng việc tạo các yếu tố miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn có hại khỏi máu.
Tuy vậy, gan chỉ biểu hiện rơ các triệu chứng bệnh khi chức năng suy giảm c̣n dưới 25%. Do đó, nhiều người khi phát hiện bệnh gan đă ở giai đoạn muộn. Bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Hệ thống Pḥng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết dinh dưỡng kém khoa học có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh.
Uống nhiều rượu, bia khiến gan bị quá tải khi xử lư, đồ uống gây hại, phá hủy các tế bào gan. Theo thời gian làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan, xơ gan. Tránh trộn lẫn rượu và thuốc v́ tạo căng thẳng quá mức cho gan.
Nước giải khát chứa đường và tinh bột tinh chế tác động đến cân nặng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Gan hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo mà cơ thể tiêu thụ, sau đó lưu trữ dưới dạng glycogen, vitamin và khoáng chất để sử dụng. Đây cũng là cơ quan chính để xử lư đường fructose. Trong khi đó, nước ngọt chứa nhiều các chất tạo ngọt siro giàu fructose (HFCS). V́ vậy, sử dụng nhiều nước ngọt sẽ tác động lên gan.
Chất béo băo ḥa có thể làm tăng cholesterol "xấu" (LDL) trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gan mật, khiến gan nhiễm mỡ. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể tiến triển thành sẹo gan (xơ gan), ung thư gan và suy gan.
Hầu hết chất béo động vật là chất béo băo ḥa. Thực phẩm có chứa tỷ lệ chất béo băo ḥa cao bao gồm mỡ lợn, thịt và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem, các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ.
Ngũ cốc mọc mầm hoặc nổi mốc có thể gây ngộ độc cấp tính với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Có trường hợp ngộ độc mạn tính do sự tích tụ độc tố lâu dài trong cơ thể. Hóa chất, độc tố tiết ra từ bào tử nấm mốc khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao, có thể tích tụ trong cơ thể, độc cho gan, tăng nguy cơ ung thư.
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây nấm mốc phát triển trên thực phẩm như ngũ cốc, trái cây khô, các loại hạt và gia vị. Các loại nấm mốc có thể sinh ra độc tố gây đột biến gene với nhiều mức độ khác nhau như aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone và nivalenol.
Bác sĩ Trà Phương cho biết độc tố aflatoxin B1 có trong gạo, ngô, đậu, lạc, hướng dương, hạnh nhân, óc chó, tiêu đen, gừng... bị mốc có thể di truyền, làm đột biến chuỗi DNA và ung thư gan ở người. Khi được hấp thụ vào trong cơ thể, aflatoxin tấn công gan, làm tổn thương các biểu mô tế bào gan. Những người tiếp xúc với aflatoxin trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư túi mật cao hơn người ít tiếp xúc.
Ngoài ra, một số độc tố nấm mốc nguy hại khác như ochratoxin A trong ngũ cốc, hạt cà phê, nho khô, rượu vang và nước ép nho bị nấm mốc có thể dẫn đến suy thận. Fumonisin trong lúa ḿ, yến mạch, ngô bị mốc có khả năng dẫn đến ung thư buồng trứng, ung thư thực quản.
VietBF@ sưu tập
|
|