Người ăn nhiều chất béo băo ḥa, bỏ bữa sáng, không tập thể dục, căng thẳng có thể khiến đường huyết tăng cao.
Lượng đường trong máu cao thường do chế độ ăn quá giàu carbohydrate. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có thể đến từ những thói quen hàng ngày.
Tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo thường có trong soda không đường, nước ngọt không calo, bánh, trà và cà phê dành cho người ăn kiêng... Nhiều người cho rằng những thực phẩm này không chứa đường bổ sung nên không ảnh hưởng lượng đường trong máu. Song, chúng có thể gây tăng đường huyết về lâu dài.
Nghiên cứu năm 2011 của Trường Cao đẳng Y tế Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) trên hơn 250.000 người chỉ ra, tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo làm trầm trọng thêm t́nh trạng kháng insulin và giảm khả năng giữ đường trong máu ổn định của cơ thể. Về lâu dài, chất này khiến đường huyết tăng và tăng tỷ lệ mắc tiểu đường type 2.
Những chất thay thế đường là lựa chọn tạm thời để loại bỏ đồ uống có đường nhưng không nên sử dụng chúng thời gian dài. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất.
Ăn nhiều chất béo băo ḥa
Nghiên cứu năm 2015 của Trường Đại học Washington (Mỹ) trên 30 người cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo, nhất là chất béo băo ḥa tăng t́nh trạng kháng insulin.
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng khoảng 25-35% lượng calo hàng ngày từ chất béo. Chất béo băo ḥa từ thực phẩm như phô mai, thịt đỏ, đồ chiên nên chiếm ít hơn 10% lượng calo nạp vào hàng ngày. Chất béo có lợi từ các loại hạt, quả bơ và cá hồi làm chậm quá tŕnh giải phóng glucose (đường) vào máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bỏ bữa sáng
Năm 2015, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tel Aviv (Israel) thực hiện nghiên cứu về tác động của bữa sáng với đường huyết. 22 người mắc tiểu đường type 2 tham gia một ngày ăn sáng và ngày không ăn sáng trong hai ngày.
Kết quả vào ngày họ bỏ bữa sáng, lượng đường trong máu cao hơn trong cả ngày. Theo các nhà nghiên cứu, bỏ bữa sáng ức chế chức năng của tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin dẫn đến đường huyết cao. Ăn sáng cân bằng, nhiều chất dinh dưỡng và ít carb tốt cho quản lư tiểu đường.
Không tập thể dục
Hoạt động thể chất tăng độ nhạy insulin, làm tế bào loại bỏ glucose khỏi máu nhiều hơn để sử dụng làm năng lượng. Theo đánh giá năm 2016 của Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) trên 98 người mắc tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên giúp họ giảm phụ thuộc vào thuốc hạ đường huyết và insulin. Hoạt động này c̣n giúp duy tŕ cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Ngược lại, không hoạt động thể chất có thể khiến đường huyết tăng cao. Nghiên cứu năm 2012 của Trường Đại học Missouri (Mỹ) trên 22 người khỏe mạnh, thường xuyên tập thể dục cho thấy họ chỉ cần giảm hoạt động trong ba ngày là đường huyết tăng.
Người tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục, tránh bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp trong khi tập, ngừng vận động và điều trị.
Căng thẳng
Căng thẳng làm tăng đường huyết do tăng nồng độ hormone cortisol. Cortisol tăng khiến cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin, dẫn đến đưa glucose ra khỏi máu ít hơn hoặc kém hiệu quả.
Căng thẳng về thể chất, ví dụ bị thương hoặc về tinh thần như khó khăn về tài chính, gặp các vấn đề trong hôn nhân, công việc hàng ngày đều ảnh hưởng đến đường huyết. Đi bộ 5 phút hoặc hít thở sâu 10 lần để thở chậm lại, thiền định giúp giảm căng thẳng.
Dùng thuốc
Một số loại như thuốc trị hen suyễn, tránh thai, chống trầm cảm, thuốc trị mụn trứng cá nặng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Saskatchewan (Mỹ), thuốc hạ huyết áp gây ra thay đổi trong lưu lượng máu, tác động trực tiếp đến việc giải phóng insulin nên có khả năng làm tăng đường huyết. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc nếu loại đang dùng tác động đến đường huyết.
Thiếu ngủ
Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, thiếu ngủ kích hoạt giải phóng hormone cortisol tăng căng thẳng và giảm lượng insulin dẫn đến tăng đường huyết. Giấc ngủ kém c̣n làm tăng hormone gây đói, khiến ăn nhiều hơn và không lành mạnh, dẫn đến tăng cân. Người bệnh nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm để kiểm soát tốt đường huyết.
|