Vào đầu phiên giao dịch thị trường vào ngày 3/10, 1 đồng ruble của Liên bang Nga đă bị giảm mạnh mức giá trị khi phải hơn 100 ruble mới đổi được 1 USD.
Đồng ruble của Nga.
Theo hăng tin
Reuters, nguyên nhân làm suy giảm giá trị đồng ruble là do sức ép từ ḍng ngoại tệ chảy ra ngoài và mức thặng dư tài khoản văng lai của Nga đang bị thu hẹp.
Cụ thể, vào lúc 11 giờ 3 phút ngày 3/10 (giờ Việt Nam), giá trị đồng ruble giảm hơn 0,36% so với đồng USD khi giao dịch ở mức 100,11 ruble đổi lấy 1 USD.
Lần cuối cùng đồng ruble bị giảm xuống mức ba số so với USD là vào tháng 8. Khi đó, Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng mức lăi suất khẩn cấp 350 điểm căn bản lên 12% và giới chức trách đă thảo luận về khả năng áp dụng lại các biện pháp kiểm soát để củng cố giá trị đồng tiền.
Cùng phiên giao dịch, đồng ruble đă tăng 0,26% giá trị so với đồng euro, giao dịch ở mức 106,65 ruble đổi lấy 1 euro và giảm 0,28% giá trị so với đồng nhân dân tệ, xuống 13,65 ruble đổi 1 đồng nhân dân tệ.
Đồng tiền của Nga có xu hướng chịu áp lực vào đầu mỗi tháng do mất đi sự hỗ trợ từ kỳ tính thuế vào cuối tháng, thời điểm mà các công ty xuất khẩu chuyển đổi doanh thu bằng ngoại hối để chi trả cho các khoản nợ ở trong nước.
Từ ngày 1/10, Nga bắt đầu áp dụng thuế xuất khẩu linh hoạt gắn với tỷ giá hối đoái của đồng ruble với đồng USD. Thuế này đă được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, từ kim loại, phân bón đến thực phẩm.
Theo quy định, nếu đồng ruble cao hơn mức 80 ruble đổi 1 USD, th́ mức thuế sẽ bằng 0. Nếu đồng ruble bị suy yếu về dưới mức 95 ruble đổi 1 USD, th́ mức thuế sẽ dao động từ 4-7% giá trị thuế quan. Riêng mặt hàng phân bón, mức thuế áp dụng có thể lên đến 10%. Thuế xuất khẩu linh hoạt sẽ được duy tŕ cho đến cuối năm 2024 để bảo vệ thị trường nội địa nhằm duy tŕ sự cân bằng hợp lư giữa xuất khẩu hàng hóa và tiêu dùng nội địa.
Đồng ruble bị mất giá trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine đă bước vào tháng thứ 19 và Nga đă phải gánh chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây.