Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Anatoly Antonov ngày 8/10 cho biết, chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục duy tŕ cơ sở hạ tầng hạt nhân quân sự của ḿnh.Khi b́nh luận về quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ về Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Đại sứ Nga Anatoly Antonov nói:
"Đây là một minh chứng khác cho chính sách của Washington, dựa trên nguyên tắc ‘những ǵ được phép ở Mỹ th́ không được phép ở các nước khác’.
Mỹ là quốc gia cuối cùng thuyết giảng cho người khác về các mối đe dọa đối với Hiệp ước và về các vụ thử hạt nhân toàn cầu.Trong hơn 25 năm, Washington đă tŕ hoăn việc ban hành Hiệp ước, từ chối phê chuẩn nó.
Trong khi tuyên bố tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân bằng lời nói, chính quyền Washington vẫn tiếp tục duy tŕ cơ sở hạ tầng hạt nhân quân sự của ḿnh, bao gồm cả địa điểm thử nghiệm ở Nevada, trong t́nh trạng sẵn sàng hoạt động hoàn toàn".Theo đặc phái viên Nga, Washington không từ chối "lựa chọn thử nghiệm toàn diện, trước hết và quan trọng nhất trong bối cảnh nâng cấp quy mô rộng kho vũ khí chiến lược và phát triển các loại đạn hạt nhân mới".
"Nga đă phê chuẩn hiệp ước này vào năm 2000. Chúng tôi và đại đa số cộng đồng quốc tế đă chờ đợi hơn một phần tư thế kỷ rằng, Mỹ sẽ noi gương chúng tôi và thể hiện ḿnh là một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm. Những kỳ vọng là vô ích.
Việc không hành động buộc chúng ta phải thực hiện các bước nhằm khôi phục trạng thái cân bằng trong khuôn khổ Hiệp ước. Việc vi phạm sự b́nh đẳng chiến lược toàn cầu là không thể chấp nhận được”, ông Antonov kết luận.
Trước đó, ông Mikhail Ulyanov, đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, nhấn mạnh, kế hoạch của Moscow rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện để được ngang hàng với Mỹ, quốc gia đă kư Hiệp ước nhưng không phê chuẩn nó" không được coi là tín hiệu Nga định nối lại các vụ thử hạt nhân.
Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, ông hiện chưa sẵn sàng b́nh luận liệu Nga có cần thực hiện vụ thử hạt nhân mới hay không, nhưng Moscow nên cân nhắc hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
"Việc phê chuẩn về lư thuyết có thể hủy bỏ", nhà lănh đạo Nga nói trong bài phát biểu tại Diễn đàn Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở thành phố Sochi ngày 5/10.
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện được Liên hợp quốc thông qua tháng 9/1996 với 187 quốc gia kư tham gia, trong đó cấm các vụ thử nổ hạt nhân với mục đích dân sự và quân sự, áp dụng với mọi môi trường.
Hiệp ước chưa có hiệu lực, do 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân chưa phê chuẩn.
Trong số đó, Mỹ, Ai Cập, Israel, Iran và Trung Quốc đều đă kư nhưng chưa phê chuẩn, trong khi Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan không tham gia.
|