Một trưa tháng 7/2000, bà Luisa Duarte-Silva bước vào ngôi nhà ở phường Phủ Lợi, Thủ Dầu Một, B́nh Dương và thấy hai cậu bé giống nhau như hai giọt nước đang say ngủ.
"Cặp sinh đôi rất đẹp, rất yêu và không thể phân biệt. Dáng ngủ ngoan và yên b́nh của các con hệt như những thiên thần, chỉ muốn nh́n ngắm măi", bà Luisa Duarte-Silva, 65 tuổi hồi tưởng lần đầu tiên gặp Luke và Mark (tên trong giấy khai sinh Việt Nam là Lộc và Minh).
Khi chúng thức dậy, vị giáo sư Đại học Princeton (Mỹ) thích thú v́ phát hiện cặp song sinh cùng trứng này có tính cách hoàn toàn khác nhau. Bé Minh nghịch ngợm, lém lỉnh, cứ giơ đồ chơi ra lại giành về c̣n Lộc chỉ nh́n chằm chằm, măi khi quen mới chơi, lúc chơi cũng ngoan và nghiêm túc hơn.
Hai cậu bé bị bỏ rơi chỉ vài ngày sau sinh tại Bệnh viện đa khoa B́nh Dương đầu tháng 11/1998. Lúc mới sinh các bé đều nặng chưa tới hai kg. Tổ chức hỗ trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (Holt International) đă chăm sóc hai em, trong thời gian t́m kiếm cha mẹ nuôi phù hợp.
Đây là một tổ chức nhận con nuôi đă hoạt động hơn 70 năm ở Mỹ, ngày nay hoạt động với mục tiêu giúp trẻ em được sống trong môi trường gia đ́nh. Với các trẻ em bị bỏ rơi, Holt International sẽ cố gắng t́m cha mẹ ruột và hỗ trợ họ nuôi con. Trường hợp không được, tổ chức sẽ ưu tiên lựa chọn cha mẹ nuôi người Việt. Bước cuối cùng, họ mới lựa chọn cha mẹ nuôi ở Mỹ.
"Trung tâm đă đến địa chỉ khai trong hồ sơ bệnh viện để t́m cha mẹ nhưng không t́m thấy. Có những gia đ́nh Việt nhận nuôi nhưng họ chỉ có thể nhận một bé. Thấy các con có thể bị chia cắt, trung tâm không đồng ư nên cuối cùng cơ hội đến với tôi", bà Luisa kể và gọi đây là sự lựa chọn của số phận.
Mong muốn nhận con nuôi ở châu Á hoặc châu Phi đă ấp ủ trong người phụ nữ Mỹ từ khi mới kết hôn. Sau khi có hai con gái, vị giáo sư này quyết định dừng sinh để mở cánh cửa gia đ́nh chào đón những đứa trẻ kém may mắn.
"Tôi nhận con nuôi không phải v́ muốn có thêm con, mà v́ muốn đem lại cơ hội cho những trẻ em cơ nhỡ có một gia đ́nh", Luisa nói.
Tháng 9/1999, bà biết tới trường hợp của cặp sinh đôi Lộc và Minh ở Việt Nam. Gia đ́nh mất thêm 10 tháng mới xong các thủ tục nhận con nuôi. Ngay khi hoàn tất thủ tục, bà và hai con gái bay tới Việt Nam.
Biết không dễ để những đứa trẻ gần hai tuổi rời xa người nuôi dưỡng, Luisa đă đưa chúng đi du lịch nhiều nơi Việt Nam trong một tháng để làm quen.
"Hai tuần đầu các con nhớ ông bà nuôi, nhưng khi đă quen được tôi bế bồng và chơi với các chị trên băi biển, chúng tôi thành một gia đ́nh và từ đó không thể tách rời", người mẹ Mỹ kể.
Chào đón hai cậu bé Việt trên đất Mỹ, nhiều bạn bè thân thiết của Luisa đă tập hợp về ngôi nhà ở thị trấn Mendham (bang New Jersey). Họ nấu cơm, thịt gà và phở cho hai cậu bé để các con có cảm giác quen thuộc. Vào sinh nhật hai tuổi của các con ngày 31/10 năm đó, gia đ́nh đă tổ chức một bữa tiệc mời tất cả người thân, bạn bè đến dự. Mọi người vô cùng thích thú với hai cậu bé bụ bẫm, nhưng ai cũng thốt lên "không thể phân biệt được".
Một ngày sau sinh nhật, bà Luisa nảy ra ư tưởng bày 6 chiếc áo 6 màu khác nhau. Luke tiến đến chọn màu xanh da trời, Mark chọn màu đỏ. Từ đó, toàn bộ trang phục, cặp sách, đồ chơi của Luke là xanh, Mark là đỏ để dễ phân biệt.
Khi lớn lên, cặp song sinh biết mọi người không phân biệt được ḿnh nên nhiều lần bày tṛ nghịch. Họ thường bí mật đổi quần áo, tráo phần thưởng và giả làm người kia để trêu chọc mọi người. Ở trường, không ít lần hai cậu đổi trang phục, tất cả bạn bè đều biết nhưng thầy cô không hay. "Hôm tốt nghiệp cấp 3, các con đổi cà vạt với nhau để người này lên nhận bằng của người kia mà hội đồng nhà trường không ai hay biết", người mẹ kể.
Trong 20 năm công tác tại Đại học Princeton, bà Luisa có 8 năm dạy tiếng Tây Ban Nha và hơn 12 năm làm giám đốc chương tŕnh thực tập quốc tế. Hiện bà đă nghỉ hưu nhưng vẫn làm t́nh nguyện viên cho một tổ chức nhằm giúp sinh viên châu Á và châu Phi có cơ hội xin học bổng vào các đại học Mỹ. Trong vai tṛ là mẹ, bà nuôi dạy hai con trai giống hệt cách đă dạy các con gái, tức theo phong cách yêu thương và thuận tự nhiên.
Hồi mẫu giáo, Luke và Mark được học ở ngôi trường gần gũi thiên nhiên. Từ ba tuổi, hai anh em đă biết làm vườn, đồ mộc, đă học được cách làm bánh mỳ và mang bánh tự tay làm về cho bố mẹ. Là những đứa trẻ được ḥa nhập và hạnh phúc, nên mỗi ngày đều có nhiều bạn bè đến khuấy động nhà họ.
Cả Mark và Luke đều rất quấn mẹ. Ngày bé, tối nào hai cậu bé cũng cầm sách truyện đặt ra giường để mẹ đọc cho trước khi ngủ. Luisa cũng thừa nhận "nghiện" được dạy học, cùng đi công viên, cùng nấu ăn với các con nên tận dụng mọi khoảnh khắc bên lũ trẻ.
Buổi tối luôn là quăng thời gian hạnh phúc nhất của gia đ́nh. Mấy mẹ con cùng nhau xem các chương tŕnh truyền h́nh yêu thích, bao giờ Luke và Mark cũng nằm hai bên Luisa. "Việc nuôi cặp song sinh rất dễ, một phần v́ luôn có hai con gái giúp đỡ và chơi cùng", bà mẹ người Mỹ nói.
Suốt từ cấp một tới cấp ba, Luke và Mark luôn đứng top đầu lớp. Hai anh em là một cặp ăn ư, tỏa sáng trên sân bóng vợt - một môn thể thao đồng đội phổ biến ở các trường cấp ba Mỹ. Đặc biệt, họ đều học giỏi toán và các môn thiết kế, kỹ thuật nên lên đại học đi theo hướng này. Hiện Mark là kỹ sư làm việc tại Langan Engineering Company - một công ty có lịch sử hơn 50 năm c̣n Luke đang học thạc sĩ kiến trúc tại Đại học Colorado Denver.
Khi hỏi về kỷ niệm đẹp nhất thời thơ ấu, cả hai anh em cùng nói về những mùa hè lướt sóng, mùa đông trượt tuyết cùng gia đ́nh. Trên băi biển, họ cũng quen được nhiều bạn, thậm chí c̣n cùng nhau làm nhân viên cứu hộ băi biển.
"Cha mẹ thường kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc nên chúng tôi ṭ ṃ và nhận thức được rằng cha mẹ ruột có thể đang ở đâu đó của Việt Nam. Sẽ thật tuyệt vời nếu t́m được cha mẹ ruột, nhưng chúng tôi cũng rất biết ơn cuộc sống hiện tại", Mark nói.
Sự trưởng thành và khỏe mạnh của hai con hôm nay khiến người mẹ Mỹ đầy tự hào. Nhưng bà cũng biết ơn, bởi không chỉ ḿnh thay đổi cuộc sống của các con, mà chính cặp sinh đôi đă cho bà một cuộc đời trọn vẹn.
"Ngày đầu tiên gặp các con là ngày đẹp nhất cuộc đời tôi", vị giáo sư 65 tuổi nói.
|
|