Gần ba năm sống ở Nhật, Đăng Huy trở nên thân thiết với hai vợ chồng già neo đơn hàng xóm và xúc động với t́nh cảm của họ lúc chia tay.
Nguyễn Đăng Huy, 23 tuổi, tu nghiệp sinh ở Nhật Bản, gần đây đăng lên mạng xă hội video cảnh anh chia tay hai vợ chồng già hàng xóm ở tỉnh Ishikawa để tới Tokyo làm việc. Trong video, cụ bà vừa khóc vừa trao cho cậu một phong b́ đề ḍng chữ "Huy cố gắng lên, đừng quên bà nhé".
Huy cho biết đây là món quà chia tay mà hai người tặng cậu sau gần ba năm họ làm hàng xóm và trở nên thân thiết, gắn bó với nhau. Huy đến Nhật năm 2020 làm tu nghiệp sinh ngành đúc nhựa tại Ishikawa, sống bên cạnh nhà của cụ ông Yamashiro, 75 tuổi, và vợ là bà Horii, 74 tuổi.
Thấy Huy mày ṃ trồng rau ở khoảng vườn trước căn nhà thuê, hai vợ chồng hàng xóm đến làm quen, hướng dẫn cậu cách pḥng trừ sâu bệnh cho rau cũng như phương thức canh tác.
Huy cảm kích và mang một phần rau thu hoạch được sang biếu ông bà. Nhận thấy ông bà sống "khá buồn và cô đơn" trong cảnh không có con cháu ở cùng, Huy thường xuyên tṛ chuyện, chào hỏi với họ hàng ngày.
Huy cho biết vùng thôn quê Ishikawa nơi anh sống rất yên b́nh, nhưng người Nhật ở đây khá khép kín, hàng xóm không thường xuyên giao lưu và không có cảnh "tối lửa tắt đèn có nhau" như ở Việt Nam. Dù vậy, mối quan hệ láng giềng giữa Huy với hai ông bà dần trở nên thân thiết hơn và họ mời anh sang nhà chơi, ăn đặc sản địa phương và giúp anh luyện tiếng Nhật.
Mỗi dịp cuối tuần, anh sang nhà hàng xóm, phụ ông bà chăm vườn hoa trái, nấu món ăn Việt Nam, khiến quan hệ trở nên thân t́nh. "Hai ông bà kể những câu chuyện của bản thân, cho tôi xem ảnh trong album, nhưng mỗi khi được hỏi về con cái, họ không nói ǵ, chỉ im lặng", Huy nói với VnExpress.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2293310&stc=1&d=1699079186)
Nguyễn Đăng Huy tại Ishikawa, Nhật Bản, hồi tháng 3. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tháng trước, Huy quyết định xin việc tại một công ty trong ngành thực phẩm ở Tokyo. Khi Huy nói rằng nếu được nhận, anh sẽ phải rời Ishikawa để lên thủ đô, ông bà rất buồn và cố gắng níu kéo anh ở lại.
"Ông bà có một căn nhà cũ để không, con có thể chuyển đến nếu muốn. Cưới một cô gái Nhật và sống ở đó, ông bà không lấy tiền", Huy kể lại lời hai người hàng xóm già.
Anh một mực từ chối, viện dẫn lư do nhà xa, giấy tờ phức tạp. Khi không thuyết phục được, ông bà hiểu ư, nói rằng "Con c̣n cả tương lai phía trước. Quyết định là ở con".
Một tuần sau, khi Huy thông báo kết quả phỏng vấn vào công ty mới, hai ông bà đă trao anh chiếc phong b́ đă được chuẩn bị sẵn. "Ban đầu tôi tưởng là thư, nhưng khi nh́n thấy những tờ tiền in hằn dưới lớp giấy, tôi không muốn nhận", Huy kể.
Bà Horii đă khóc, kiên quyết yêu cầu Huy cầm phong thư, nói đây là tấm ḷng của hai vợ chồng. Khi về nhà, Huy phát hiện bên trong có 30.000 yen (khoảng 200 USD), dường như là tiền tiết kiệm của hai người.
Ngày hôm sau, trước khi chia tay, Huy mời ông bà thưởng thức phở, bánh ḿ do anh tự nấu, giới thiệu với họ về "hương vị quê nhà" Việt Nam.
Trước khi lên đường tới Tokyo, Huy nhét lại phong b́ vào ḥm thư nhà hàng xóm, kèm một lá thư riêng và một tấm ảnh thẻ để "ông bà không quên mặt". Anh cũng giữ số điện thoại, tỏ ư định sẽ sớm trở về thăm hai người.
Video ngày chia tay của Huy và hai cụ già hàng xóm nhanh chóng lan truyền trên mạng xă hội Việt Nam, thu hút hàng trăm ngh́n lượt xem. Nhiều người bày tỏ xúc động về mối quan hệ thân t́nh của chàng trai với hai cụ già Nhật Bản.
"Cuộc sống ở Nhật Bản khá cô đơn, dù mọi thứ đều tiện nghi, hiện đại. Nhiều người có cảm giác rằng người Nhật lạnh lùng, khó gần, nhưng nếu ḿnh sống chân thành, thật thà, họ cũng sẽ chân thành với ḿnh", Huy nói.
vietBF @ sưu tầm