Việc cấy ghép thiết bị điện tử giúp Anstasia Synn ở California mở khóa cửa, gọi điện thoại hay t́m đồ vật kim loại chỉ bằng một cú chạm.
Nữ ảo thuật gia 48 tuổi cho biết ư tưởng cấy ghép vi mạch để có thể mở khóa máy tính giống như nhân vật trong phim viễn tưởng là của con gái. "Khi ấy tôi đă nói với con 'hăy để mẹ thử nghiệm trước để chắc chắn rằng chúng an toàn'", Synn nói. Toàn bộ quá tŕnh cấy ghép được thực hiện bởi các bác sĩ và y tá có tay nghề cao.
Khoảng một nửa số bộ phận được cấy ghép vào cổ tay, cánh tay, ngực và tai của Synn là vi mạch, được lập tŕnh để nâng cao giác quan và khả năng phát hiện. Việc cài đặt các thiết bị công nghệ giúp cuộc sống của người phụ nữ trở nên dễ dàng hơn.
Cụ thể, Synn có một con chip đặt trong ḷng bàn tay, cho phép mở cửa không cần ch́a khóa. Một con chip khác giúp cô cảm nhận những sợi dây điện ở đằng sau tường hoặc cảnh báo điện bị ṛ rỉ từ các thiết bị gia dụng trong gia đ́nh.
Người phụ nữ 48 tuổi cũng dễ dàng t́m thấy những món đồ kim loại nhỏ bị thất lạc nhờ các con chip có từ tính ở cánh tay. Trong khi đó, việc chạm vào hai con chip ở cổ tay sẽ giúp cô tự động gọi điện thoại cho chồng và con.
Nữ "người máy lai" cho biết việc cấy các thiết bị công nghệ vào người có thể gây đau đớn kéo dài, buộc người trải nghiệm phải chịu đựng đến khi cơ thể thích nghi hoặc tháo ra. Một số vấn đề khác có thể đối mặt như hỏng hóc hoặc lớp phủ chip bị mài ṃn khiến cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các thành phần độc hại của bảng mạch, dây đồng và neodymium - một kim loại bạc cứng.
Do đó, bà Synn khuyên những người muốn cấy thiết bị vào cơ thể cần đảm bảo có sức khỏe tốt và chấp nhận rủi ro khi về già.
Việc cấy 52 con chip điện tử vào cơ thể đă giúp người phụ nữ 48 tuổi được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là người cấy ghép công nghệ vào cơ thể nhiều nhất thế giới vào tháng 2/2023.
Trong tương lai, Synn mong muốn cấy thêm nhiều thiết bị điện tử vào người. Cô cũng có ư định lắp toàn bộ hàm răng máy, loại có thể gắn vào và tháo ra theo ư thích. Tuy nhiên, kế hoạch này đă thất bại do bác sĩ không hiểu đúng ư.
Anstasia Synn không phải người duy nhất cấy thiết bị điện tử vào cơ thể. Trước đó, Neil Harbisson ở Tây Ban Nha từng cấy ghép ăng ten lên mặt, cho phép bản thân cảm nhận các tầm số âm thanh khác nhau. Hay kỹ sư người Anh Kavin Warwick cũng gắn một con chip vào tay để bật đèn trong pḥng thí nghiệm chỉ bằng một nút chạm.
|