Mối quan hệ giữa người với người rất mong manh, trông có vẻ kiên cố không thể phá vỡ, nhưng thực tế lại dễ bị tổn thương!
Mời khách hay tụ tập ăn uống là chuyện thường t́nh trong cuộc sống, không chỉ giúp t́nh cảm đôi bên thêm khăng khít mà c̣n gặp gỡ nhiều người cùng chí hướng, mở rộng mối quan hệ.
Cho dù bạn là chủ bữa tiệc, khách mời đến nhà hay đơn giản là cùng ngồi lại ăn với nhau một bữa ở nhà hàng, điều quan trọng là phải có một bầu không khí hài ḥa trong khi thưởng thức. Do đó, mời khách cũng phải lựa người, tham gia bữa tiệc cũng phải cẩn thận, để tránh thêm phiền phức, rước thị phi.
Có 4 kiểu người mà bạn nên cân nhắc trước khi mời hoặc ngồi chung một bàn:
1. Nhân phẩm không tốt, làm chuyện xằng bậy
Trên bàn ăn không nên xuất hiện thêm người có tính cách xấu, bởi lẽ họ thường thiếu tự chủ, dễ mất kiểm soát và mọi chuyện càng thậm tệ hơn khi có men say.
Thật ra, chúng ta không có quyền cấm cản họ ngồi vào bàn tiệc chung, nhưng nếu biết trước và t́m cách tránh xa, bạn cũng có thể bớt đi vài phần rắc rối. Thậm chí bạn cũng có thể chọn lựa việc không tham gia vào bữa tiệc này khi có mặt họ.
2. Không thể kiểm soát cái miệng, thích kiếm chuyện
Một số người chỉ thích nh́n chằm chằm vào cuộc sống riêng tư của người khác, thường nói lời bóng gió, bàn tán sau lưng, lấy vấn đề không liên quan đến ḿnh để làm thú vui tiêu khiển, cười cợt mỉa mai.
Kiểu người này thường “ngồi không cũng kiếm chuyện”, “sợ thiên hạ thái b́nh”, khiến ai ngồi chung bàn cũng vô cùng khó chịu và bất măn. Họ hết chọc tức người này lại đến bới móc đời tư của người khác, thậm chí c̣n thích làm khó nhân viên phục vụ.
Nếu bạn thường xuyên mời những người như vậy làm khách, điều đó sẽ khiến người khác hiểu lầm rằng bạn cũng giống họ, từ đó tránh xa, phát sinh thành kiến.
3. Đă từng phát sinh mâu thuẫn to lớn
Mặc dù chúng ta nên hiểu một đạo lư: Mâu thuẫn th́ t́m cách giải quyết, xong rồi đôi bên vẫn là bạn.
Tuy nhiên, một khi nút thắt được h́nh thành, mặc dù có thể duy tŕ mối quan hệ, nhưng đa phần đó chỉ là bề ngoài mà thôi, giữa đôi bên vẫn có thành kiến nhất định về nhau. Đó cũng chính là lư do người ta thường nói: “Chia tay xin đừng làm bạn”.
V́ vậy, hăy cân nhắc khi mời những người từng có khúc mắc với ḿnh hoặc tham gia vào bữa tiệc có mặt họ. Bởi lẽ khi cả hai cùng xuất hiện, bầu không khí sẽ trở nên khó xử, khiến người khác cũng bị ảnh hưởng theo.
4. Chỉ đ̣i hỏi mà không biết công nhận và cho đi
Hẳn rằng bạn cũng từng gặp phải kiểu người đi ăn chung với nhau hoặc được mời đến nhà làm khách, họ ăn uống rất nhiều và thoải mái nhưng không hề cho đi một lời khen ngợi hay công nhận. Thay vào đó, họ thích bới móc khuyết điểm, thể hiện thứ mà họ không vừa ḷng.
“Lần sau hăy mời nhà hàng khác có món ngon và cao cấp hơn nhé”, “Bạn nấu món này hơi tệ, tôi nấu ngon hơn nhiều”...
Những lời nói kiểu này tuy đơn giản nhưng có thể gây rất nhiều tổn thương cho đối phương, là biểu hiện của sự không tinh tế, bất lịch sự.
Mời khách và ngồi chung bàn ăn cũng là một nghệ thuật sống và đôi mắt nh́n người. Qua những chi tiết nhỏ, bạn có thể nh́n thấu tâm can đối phương, từ đó sàng lọc mối quan hệ, chọn bạn mà chơi.
VietBF@ Sưu tập