Có rất nhiều nguyên nhân gây ra t́nh trạng khô môi nứt nẻ. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết. Đôi môi nứt nẻ thường do tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, dẫn đến dễ bị kích ứng, bao gồm thời tiết lạnh và khô.
Tuy nhiên nếu môi khô nứt nẻ diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt các vitamin thiết yếu trong cơ thể.
Môi khô quanh năm là thiếu chất ǵ?
- Nước
Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Trong khi đó, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai tṛ quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi.
- Vitamin B2
Vitamin B2 được gọi là Riboflavin đây là một hoạt chất thiết yếu giúp duy tŕ sức khỏe của móng tay, da và môi của bạn. Thiếu vitamin B2 dẫn đến t́nh trạng ngứa, khô môi và có thể làm nứt nẻ môi. Trung b́nh mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 1,7mg vitamin B2 cho cơ thể.
Môi khô nứt nẻ khiến gương mặt các chị em trở nên thiếu sức sống.
- Vitamin B3
Vitamin B3 c̣n được biết là vitamin PP - một dạng Niacin phức tạp. Nếu cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ dẫn đến t́nh trạng da khô, nứt môi, sưng lưỡi và miệng.
Ngoài ra, vitamin B3 có chức năng làm giảm mức cholesterol cao trong cơ thể, điều trị rối loạn hệ hô hấp và mạch máu, hỗ trợ trong quá tŕnh lưu thông máu và hoạt động năo bộ được b́nh thường và tăng cường trí nhớ.
- Vitamin B6
Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến các vết nứt ở khóe miệng, cũng như viêm da. Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B6 là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt và rau lá xanh.
- Chất sắt
Trước khi thiếu máu nặng do thiếu sắt, đôi môi khô nứt nẻ đă có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm. Lúc này, việc điều trị cải thiện môi khô c̣n là chiến lược bổ sung sắt lâu dài.
Thiếu hụt vitamin B2, B3 và B6 sẽ dẫn đến t́nh trạng khô môi, nứt nẻ.
- Chất kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất bổ sung quan trọng nhất giúp giữ cho đôi môi luôn căng mọng. Hơn nữa, kẽm c̣n rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Nguồn thực phẩm có chứa kẽm có thể được t́m thấy trong mọi thứ, từ thịt và cá đến các loại đậu. Mặc dù t́nh trạng thiếu hụt kẽm rất hiếm khi gặp phải nếu có một chế độ ăn uống đủ chất, việc chủ động bổ sung kẽm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường sự đàn hồi cho làn da và cả làn môi.
Cách điều trị môi khô nứt nẻ hiệu quả
- Sử dụng dầu dừa, mật ong
Trong mật ong chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm và tiêu diệt các loại vi khuẩn trên môi. Có thể thoa một ít mật ong lên môi trước khi ngủ để cải thiện t́nh h́nh.
Tương tự như vậy, dầu dừa cũng là một loại thực phẩm chữa nứt môi hiệu quả, chúng cung cấp đủ độ ẩm cho môi và giúp môi căng bóng.
- Dưa chuột
Dưa chuột là thực phẩm được biết đến với công dụng dưỡng da rất tốt. Đây cũng là một loại thực phẩm giúp cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho làn môi trở nên mịn màng hơn.
- Sữa tươi
Trong sữa chứa rất nhiều protein tự nhiên giúp cho đôi môi được cung cấp đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cần thiết. Để thực hiện cách này, bạn cần rửa sạch môi, sau đó thấm nhẹ sữa lên môi và mát-xa nhẹ nhàng trong 10 phút. Cuối cùng là dùng miếng bông nhúng nước ấm để làm sạch môi.
Nha đam điều trị nứt môi hiệu quả.
- Nha đam
Nha đam là một loại dưỡng chất dùng để điều trị t́nh trạng khô môi. Những dưỡng chất có trong nha đam giúp làm mềm môi, giảm nếp nhăn vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần cắt lá nha đam và lấy phần dưỡng chất sau đó bôi lên môi hàng ngày, khi bôi cần làm vệ sinh môi sạch.
- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ
Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ t́nh trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của ḿnh.