Lưu Chí Ḥa, kẻ cầm đầu đường dây sản xuất ma túy đá khối lượng lớn vừa bị bắt tại Việt Nam đă sử dụng công nghệ điều chế tinh vi, trải qua 5 bước, nhằm che mắt cảnh sát.
Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng C04. Ảnh: TS
Liên quan đến thủ đoạn của các đối tượng trong đường dây sản xuất vận chuyển 1,3 tấn ma túy đá và 9.000 tấn tiền chất, hóa chất, dung môi trị giá gần 6 triệu USD vừa bị triệt phá, chia sẻ với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuư (C04) Bộ Công an đánh giá, "đây là đường dây sử dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức hóa học với phương thức đặc biệt tinh vi chưa từng có ở Việt Nam từ trước tới nay".
Cụ thể, theo Cục trưởng C04, đối tượng Liêu Chí Hoài, người Đài Loan (Trung Quốc) được xác định là kẻ cầm đầu khai nhận cùng một số đối tượng thành lập công ty dược, dưới danh nghĩa là sản xuất thuốc Covid ở nước ngoài, sau đó lợi dụng mua tiền chất, hoá chất để sản xuất ma tuư tổng hợp. Ma tuư thành phẩm được vận chuyển về Việt Nam qua tuyến đường bộ tập kết ở Thái B́nh, sau đó đưa Hải Pḥng để xuất đi nước thứ ba.
Lưu Chí Hoài từng tốt nghiệp Đại học và có kiến thức về hóa học, Ḥa đă chỉ đạo nghiên cứu, điều chế ra ma túy đá qua 4 công đoạn khác nhau. Khi đóng gói ma túy vào các bao xi măng, đường dây này dùng một chất hóa học để phủ bên ngoài để lực lượng chức năng khi kiểm tra không thể test ra loại ma túy và khi vận chuyển đến nơi tập kết, đi tiêu thụ, sẽ dùng tiếp một chất dẫn khác để biến hóa cho ma túy đá hiện ra.
"Đây là một thủ đoạn rất mới, gây khó khăn rất nhiều cho lực lượng chức năng, và phải mất nhiều ngày Viện Khoa học h́nh sự mới có thể kiểm tra, chứng minh được các thành phần, dựng lên được công thức điều chế của nhóm đối tượng trên", Trung tướng Viện nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Cục C04, đầu tháng 9/2023, sáu đối tượng trong đường dây trên nhập cảnh vào Việt Nam, đặt khách sạn, thuê xe, phiên dịch, thuê kho và mua 100 tấn xi măng tập kết tại kho hàng ở quận Hồng Bàng, Hải Pḥng. Sau khi đảm bảo các điều kiện, các đối tượng xuất cảnh về Trung Quốc.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuư đă làm rơ quy luật, thủ đoạn hoạt động của đường dây. Số xi măng trên chỉ dùng để nguỵ trang cho lô hàng ma tuư hàng chục triệu USD, đang làm thủ tục xuất đi nước ngoài tiêu thụ qua tuyến đường biển.
Theo tính toán, sau khi nhận 22 bao ketamin, các đối tượng sẽ cất giấu 52 bao chứa 1,3 tấn ketamin lẫn trong các bao xi măng, vận chuyển bằng đường biển sang nước ngoài tiêu thụ.
Sau khi bắt giữ các đối tượng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuư đă tập trung lực lượng đấu tranh khai thác làm rơ hành vi phạm tội, đồng thời củng cố tài liệu mở rộng điều tra vụ án.
Qua khai thác lời khai của các đối tượng và căn cứ vào chứng cứ điện tử...cơ quan điều tra xác định từ tháng 6/2023, đường dây này đă vận chuyển thành công lô ma túy tá 500kg ngụy trang trong túi cà phê ở 2 container được xuất đi từ cảng Cát Lái, TP HCM đi nước ngoài.
"Hiện nay Cục đă phối hợp với nước bạn để truy t́m đầu nhận tuy nhiên chưa có kết quả cụ thể, khi nào có kết quả cụ thể, đây có thể sẽ thành một chuyên án riêng và qua con đường hợp tác quốc tế, chúng tôi sẽ có thông tin thêm sau", tướng Viện nhấn mạnh.
Với quy mô lớn của chuyên án trên, lănh đạo Cục C04 cũng cho rằng, đây là chuyên án điển h́nh của việc hợp tác quốc tế về điều tra pḥng chống ma túy. Cụ thể, qua kênh hợp tác thông tin, trao đổi với nước bạn và cụ thể đoàn công tác do Cục trưởng C04 làm trưởng đoàn đă làm việc với phía Đài Loan, Trung Quốc, qua đó nước bạn đă bắt nhiều đối tượng trong đường dây, thu giữ 12 tấn ma túy đá, 81 tấn bột hóa chất, hàng trăm tấn dung dịch, tiền chất, hóa chất...
Với mẫu ma túy đá thu giữ ở Đài Loan, Trung Quốc và chia sẻ của lực lượng chức năng nước này th́ mỗi kg ma túy đá có giá thành khoảng 1 tỷ đồng, như vậy với số lượng 1,3 tấn thu giữ ở Việt Nam, 12 tấn thu giữ ở nước bạn, số tiền lên tới hơn trên 10 ngh́n tỷ đồng.
VietBF@ Sưu tập