Lần trước đăng h́nh Dinh Độc Lập năm 1960, khi dinh vẫn c̣n là công tŕnh được Pháp xây năm 1868, và đă có rất nhiều bạn thể hiện sự hiểu lầm nghiêm trọng về các sự kiện liên quan tới dinh này, nên đăng thêm bài này để giải thích cho rơ vài ư về các mốc thời gian chính:
- Dinh mang tên là Norodom, được xây năm 1868, hoàn thành năm 1871, ban đầu là dinh thự dành cho Thống đốc Nam Kỳ ở và làm việc, nên cũng được gọi là Dinh Thống Đốc.
- Từ năm 1887, liên bang Đông Dương được thành lập, thủ đô đặt ở Sài G̣n, nên dinh Norodom dành cho ông Toàn quyền Đông Dương ở và làm việc, nên từ lúc này mang tên là Dinh Toàn Quyền.
- Năm 1902, thủ đô của liên bang Đông Dương dời ra Hà Nội, tại đây người ta xây một cái dinh Toàn Quyền khác, ngày nay chính là Phủ chủ tịch nước. Năm 1906, khi Dinh Toàn Quyền ở Hà Nội được xây xong, Toàn quyền Đông Dương chuyển ra làm việc ở Hà Nội, tuy nhiên dinh Norodom ở Sài G̣n vẫn là 1 cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương.
- Năm 1946, khi Pháp quay trở lại Đông Dương, lúc này không c̣n chức vụ Toàn quyền nữa, thay vào đó là Cao ủy Pháp tại Đông Dương, thay thế chức vụ Toàn quyền cũ. Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của Cao ủy Pháp.
- Năm 1954, Pháp rút khỏi Đông Dương.
- Năm 1955, tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập chế độ Cộng ḥa ở miền Nam và đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.
Như vậy từ năm 1955-1975, không c̣n cái tên Dinh Norodom nữa, mà dinh này đă đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Năm 1962, sau sự kiện phi công Phạm Phú Quốc ném bom phá sập một góc dinh, tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă cho phá sập HOÀN TOÀN dinh cũ, để xây lại một dinh hoàn toàn mới, theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
27 tháng 2 năm 1962, trung úy phi công Phạm Phú Quốc cùng với bạn đồng đội là Trung úy Nguyễn Văn Cử, v́ bất đồng chính kiến với tổng thống nên nhân một chuyến hành quân nhưng không thi hành nhiệm vụ mà quay về Sài G̣n để oanh tạc dinh Độc Lập. Kiến trúc từ thời thuộc địa Pháp này đă bốc cháy khi hai chiến đấu cơ thả bom napalm đồng thời bắn hỏa tiễn cũng như súng máy vào mục tiêu. Cuộc tấn công kết thúc trong ṿng một giờ, nhưng họ đă không dùng hết bom đạn để san bằng Dinh Độc Lập.
Tổng thống Diệm cùng gia đ́nh đă may mắn thoát nạn. Phi cơ của Phạm Phú Quốc bị hỏa lực pḥng không của Hải quân ở bến Bạch Đằng bắn trúng, ông phải đáp xuống sông Sài G̣n, gần một đồn bảo an vùng kho xăng Nhà Bè, ông bị bắt và bị giam cầm tại Đề lao Chí Ḥa. Phi công Nguyễn Văn Cử thoát được sang Cao Miên và được nhà vua Norodom đón nhận. Đây là một điều trùng hợp v́ dinh Độc Lập từng mang tên Norodom, và trong một sự kiện làm phá hủy dinh Norodom, người gây nên điều đó được vua Norodom cho sang tị nạn. Tại đây ông Cử làm giáo viên dạy ngoại ngữ.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc Đảo chính quân sự nổ ra khiến chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Phạm Phú Quốc được quân đảo chính giải thoát khỏi nhà lao, Nguyễn Văn Cử cũng trở về, cả hai đều được phục hồi quân ngũ với cấp bậc cũ.
Tại sao dinh Norodom - nơi sống và làm việc của người lănh đạo tối cao của Đông Dương, đặt ở Sài G̣n, lại mang tên là Norodom - tên ông vua bên Cao Miên?
Dinh thống đốc Nam Kỳ ban đầu được đặt tên là dinh Norodom, thеo tên nhà vua của nước Cao Miên thời đó, nhân chuyến thăm của vua Norodom tới Sài G̣n trong thời gian này. Sở dĩ Pháp đặt cái tên này là v́ muốn thể hiện sự ủng hộ đối với ông vua nước Cao Miên vừa mới trở thành thuộc địa của Pháp trong năm 1868, cũng là năm khởi công xây dinh thống đốc Nam Kỳ. (Quốc vương Norodom là người kư hiệp ước để Pháp đô hộ Cao Miên mà người Pháp không cần quân viễn chinh như với Việt Nam 10 năm trước đó, thậm chí là không cần động tay động chân).
V́ sao tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lại quyết định phá hủy hoàn dinh cũ có kiến trúc nguy nga tráng lệ như vậy, đă tồn tại qua gần 100 năm?
Trở lại với DInh Độc Lập sau vụ oanh tạc, có người nói rằng v́ không thể khôi phục lại nguyên trạng, tổng thống đă cho san bằng dinh và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ thеo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, là công tŕnh vẫn c̣n lại cho đến ngày nay. Tuy nhiên thực tế có thể là v́ ông Ngô Đ́nh Diệm là người có tinh thần dân tộc, vốn không thích ở và làm việc trong một công tŕnh của thực dân, nên khi Dinh Độc Lập bị sập chỉ có 1 góc th́ nhân đó đă phá đi hoàn toàn để xây 1 dinh khác do người Việt thiết kế và xây dựng. Ông muốn một công tŕnh đại diện cho quyền lực của đất nước phải là một tác phẩm của người Việt. Tuy nhiên điều trớ trêu là ông Diệm không được ở trong dinh mới được 1 ngày nào, mà trong lúc chờ xây, ông chuyển qua làm việc ở 1 dinh thự thời thuộc địa khác là Dinh Gia Long, rồi đến khi Dinh Độc Lập của Ngô Viết Thụ được xây xong th́ ông đă thành người thiên cổ. Kiến trúc mới của Dinh Độc Lập được thiết kế hiện đại hơn, nhưng đă kém đi phần đồ sộ, bề thế, v́ vậy nhiều người vẫn tiếc kiến trúc cũ của dinh.
Sau năm 1975, dinh Độc Lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Tuy nhiên sau đó cho tới nay người ta vẫn quen gọi tên cũ là Dinh Độc Lập. Ngoài ra, hầu hết các du khách nước ngoài cũng gọi đây là Independence Palace, khi tới tham quan lại tưởng là đây là dinh khác, nên gần đây tấm bảng ghi tên Dinh Độc Lập đă được gắn trở lại trước cổng dinh.
Tác giả Lê Văn Quư
Nguồn tư liệu từ Chuyenxua.net