Cơ quan quản lư Anh và Mỹ lo ngại việc Microsoft đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI sẽ dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Ngày 8/12, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) cho biết đă thu thập thông tin từ các bên và mở cuộc điều tra nhắm vào Microsoft. CMA lo ngại với khoản tiền 10 tỷ USD, hăng phần mềm lớn nhất thế giới sẽ biến việc đầu tư cho OpenAI thành một thương vụ sáp nhập, từ đó tác động tiêu cực tới sự phát triển lĩnh vực AI tại Anh.
Tương tự, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng đang xác định mối quan hệ giữa hai công ty có vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Kể từ 2019, Microsoft đă rót lượng tiền khổng lồ vào OpenAI và hưởng lợi nhờ tích hợp trí tuệ nhân tạo trong nhiều hoạt động kinh doanh cốt lơi. Bước đi này đưa Microsoft lên vị trí dẫn đầu về AI, đẩy các đối thủ vào trạng thái bám đuổi, nhưng cũng khiến công ty công nghệ gặp trở ngại với cơ quan quản lư.
Mối lo của CMA tăng lên khi Microsoft tham gia hội đồng quản trị của OpenAI từ cuối tháng 11, vài ngày sau khi Sam Altman quay lại vị trí CEO. Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, khẳng định OpenAI vẫn hoạt động độc lập, đồng thời mối quan hệ của hai bên sẽ thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới trong ngành trí tuệ nhân tạo, thay v́ độc quyền.
"Microsoft chỉ giữ vai tṛ quan sát viên và không có quyền bỏ phiếu trong hội đồng quản trị OpenAI. Điều này tạo khác biệt so với thương vụ Google mua lại DeepMind. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác cùng CMA để cung cấp thông tin cần thiết, ông nói.
Logo Microsoft và OpenAI bên cạnh đồng USD. Ảnh: Analytics Indiamag
Theo Forbes, Microsoft không sở hữu cổ phần trong OpenAI, nhưng hưởng một phần lợi nhuận từ kết quả kinh doanh. Trước đó, tập đoàn này không công khai khoản đầu tư hơn 10 tỷ USD với chính phủ v́ OpenAI ban đầu là dự án phi lợi nhuận. Theo luật Mỹ, việc rót vốn hoặc mua lại tổ chức dạng này không cần báo cáo bất kể quy mô giao dịch.
Trong khi đó, OpenAI khẳng định việc hợp tác với Microsoft giúp công ty theo đuổi nghiên cứu AI an toàn và có lợi cho người dùng. Đại diện Microsoft không có quyền quản lư hay kiểm soát hoạt động của OpenAI. Trong khi đó, CMA cho biết sẽ xem xét để đánh giá cán cân quyền lực thực sự giữa hai bên.
Theo nhà phân tích chống độc quyền Jennifer Rie, dù không được phép ra quyết định, Microsoft vẫn có lợi thế khi nắm rơ thông tin về OpenAI nhờ có ghế trong hội đồng quản trị. Nếu muốn chi phối, họ có thể ngăn OpenAI hợp tác với công ty đối thủ, hoặc cắt giảm khoản tài trợ cho hoạt động nghiên cứu.
Nhiều chuyên gia cũng tin giữa Microsoft và OpenAI tồn tại mối quan hệ đáng ngờ. Satya Nadella, CEO Microsoft, đóng vai trung gian đàm phán đưa Sam Altman trở lại. Thậm chí, ông từng đề nghị tuyển dụng Altman và nhiều thành viên khác của OpenAI.
"Các công ty lớn đang lợi dụng thỏa thuận hợp tác để vô hiệu hóa đối thủ tiềm năng trong lĩnh vực AI. Các cơ quan chống độc quyền cần nhanh chóng điều tra những giao dịch đáng ngờ và loại bỏ chúng nếu cần thiết", Max von Thun, Giám đốc Viện Thị trường Mở châu Âu, nói.
vietBF @ sưu tập