Thực phẩm giàu protein, magiê, canxi, vitamin C, D, chất chống oxy hóa như sữa, các loại hạt và đậu tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là t́nh trạng đĩa đệm, cấu trúc đàn hồi nằm giữa các đốt sống, bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này tạo áp lực lên dây thần kinh xung quanh, gây sưng, đau hoặc yếu cơ ở bộ phận mà dây thần kinh đó điều khiển.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Pḥng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ ăn cho người bệnh cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Thực phẩm giúp bổ sung, tổng hợp collagen, kháng viêm có thể cải thiện sưng, đau ở các khớp cột sống.
Protein
Trong đĩa đệm, protein có mặt ở cả ṿng bao xơ (dưới dạng collagen) và trong nhân nhầy (dưới dạng collagen type 2 và những đại phân tử aggrecan), để nâng đỡ cột sống. Do đó, bổ sung protein giúp cơ thể có đầy đủ nguyên liệu để tái tạo lại ṿng bao xơ và nhân nhầy - hai thành phần chính của đĩa đệm, bị tổn thương khi cơ quan này trượt ra khỏi đốt sống.
Một số thực phẩm giàu protein, tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm nạc gia cầm bỏ da, thủy hải sản có vỏ (tôm, mực, cua, ṣ), cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu) và các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh).
Protein từ các loại hạt tốt cho xương khớp. Ảnh: Freepik
Vitamin C
Vitamin C kích thích cơ thể tổng hợp collagen, thành phần chính của đĩa đệm. Dưỡng chất này cũng có đặc tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ người bệnh pḥng ngừa các biến chứng như viêm tủy, viêm khớp đốt sống, viêm nhiễm dây thần kinh.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm trái cây có múi (cam, chanh, quưt, bưởi), rau lá xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi) và rau củ nhiều màu sắc (ớt chuông, cà chua, cà tím, khoai lang).
Glucosamine
Tương tự như vitamin C, glucosamine kích thích cơ thể sản sinh collagen và tiết dịch khớp. Ăn thực phẩm chứa glucosamine góp phần tăng cường độ bền của khớp đốt sống, hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tăng cường tiêu thụ sườn, sụn động vật hoặc tôm, cua, nấm, tảo, rong biển.
Magiê
Magie ngăn chặn sự nhạy cảm quá mức ở các dây thần kinh ngoại biên, hỗ trợ giảm đau ở tủy sống khi chúng bị đĩa đệm chèn ép. Mặt khác, thiếu hụt magie có thể làm suy giảm mật độ xương, đốt sống dễ bị tổn thương hơn trước những tác động của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh nên chú trọng bổ sung magiê vào chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu), các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu đỏ.), các loại hạt (hạt vừng, hạt điều, hạt hạnh nhân) và rau lá xanh đậm (cải bó xôi, cải xoăn, rau muống).
Canxi
Thoát vị đĩa đệm làm tăng nguy cơ gây chấn thương và thoái hóa cột sống. Trong khi đó, canxi giúp tăng cường sức mạnh cho xương sống và hỗ trợ giảm nhẹ hoặc đẩy lùi các biến chứng kể trên.
Để tăng cường dưỡng chất này, bệnh nhân nên tiêu thụ sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), hải sản giáp xác (tôm, cua, mực) hoặc các loại đậu, hạt.
Vitamin D
Vitamin D hỗ trợ và tối ưu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể làm tăng nguy cơ loăng xương, thoái hóa cột sống, góp phần khiến bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến xấu hoặc có nguy cơ tái phát. Người bệnh nên tiêu thụ sữa tươi, sữa chua, phô mai, trứng, cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá ṃi).
Cách chất chống oxy hóa
Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau khớp đốt sống do sưng, viêm kéo dài. Trong khi đó, các loại rau củ quả lại chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm, như flavonoid, polyphenol, sulforaphane, omega-3... Người bệnh bổ sung những dưỡng chất này góp phần giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Các chất chống oxy hóa có trong các loại rau lá xanh sẫm màu (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh), rau củ nhiều màu sắc (cà chua, cà tím, ớt chuông), quả bơ chín, các loại đậu, hạt và dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hạt cải).
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bác sĩ Tùng khuyến cáo người bệnh thoát vị đĩa đệm tập thể dục nhẹ thường xuyên, hạn chế khuân vác vật nặng, ngồi hoặc nằm đúng tư thế... Bệnh nhân cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị và kiểm soát bệnh.
vietBF @ sưu tập