Nhật Bản đă phê duyệt mức chi tiêu quốc pḥng kỷ lục, một sự thay đổi lớn từ cách tiếp cận thời hậu chiến vốn hạn chế vũ khí sang tăng cường chi tiêu quân sự.
Nhật Bản cũng sẽ nới lỏng kiểm soát xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên sau gần một thập kỷ. Với ngân sách quân sự kỷ lục này, chi tiêu quốc pḥng của Nhật Bản sẽ tăng hơn 16% trong năm tới.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với những bất ổn trong khu vực, việc gia tăng ngân sách quốc pḥng nhằm mục đích đẩy nhanh việc triển khai tên lửa hành tŕnh tầm xa.Ngân sách được nội các nước này thông qua cũng sẽ bổ sung thêm cho quân đội các máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35 và những vũ khí khác của Mỹ, trong bối cảnh quân đội Nhật Bản ngày càng hợp tác với các đồng minh và đảm nhận nhiều vai tṛ tấn công hơn.
Ngân sách quốc pḥng trị giá 7,95 ngh́n tỷ yên (khoảng 56 tỷ USD hoặc 50 tỷ euro) cho năm tài chính 2024 bắt đầu vào tháng 3, đánh dấu năm thứ hai của chương tŕnh xây dựng quân đội kéo dài 5 năm theo chiến lược an ninh mới mà chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đă thông qua một năm trước.
Thông báo này báo hiệu một bước đột phá lớn so với nguyên tắc thời hậu chiến của Nhật Bản là hạn chế chỉ sử dụng vũ lực để tự vệ. Ngân sách quốc pḥng này là một phần trong kế hoạch ngân sách quốc gia trị giá 112,7 ngh́n tỷ yên và vẫn cần được Quốc hội Nhật Bản phê duyệt.
Ngoài Nhật Bản, th́ Đức cũng đang t́m cách mở rộng chi tiêu và hoạt động quân sự cho kỷ nguyên hiện đại trong những năm gần đây. Chất xúc tác chính và gần đây nhất cho quá tŕnh này là việc Nga tấn công Ukraine vào năm 2022.
Đức đă tăng ngân sách quốc pḥng, đạt tổng chi tiêu chỉ hơn 60 tỷ euro vào năm 2023, nếu tính cả nguồn vốn bổ sung không nằm trong ngân sách chính của Chính phủ Đức.
Nhật Bản có kế hoạch chi 43 ngh́n tỷ yên vào năm 2027 để tăng cường sức mạnh quân sự và tăng gần gấp đôi chi tiêu hàng năm lên khoảng 10 ngh́n tỷ yên.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sự thay đổi này sẽ góp phần củng cố hợp tác an ninh song phương cũng như ḥa b́nh và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Nhật Bản cũng nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí vào thứ Sáu, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, khi dỡ bỏ lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả hoạt động xuất khẩu vũ khí vào năm 2014.
Một quan chức an ninh quốc gia trong nội các Nhật Bản cho biết "sẽ có thể xuất khẩu vũ khí được sản xuất trong nước theo giấy phép của một công ty nước ngoài sang quốc gia được cấp phép".
Đó là một động thái cho phép Nhật Bản bán tên lửa mà họ sản xuất độc lập cho hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Điều này có thể giúp Mỹ giải quyết t́nh trạng tồn kho đang cạn kiệt vũ khí v́ các khoản viện trợ quy mô lớn cho Ukraine.
Tuy nhiên, Nhật Bản dự kiến sẽ quy định rằng tên lửa nước này bán cho Mỹ phải được đặt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Điều này vẫn có thể cho phép Mỹ di dời số vũ khí hiện có ở châu Á.
|