Người đứng đầu nước Nga Vladimir Putin đă biến sự tẩy chay của phương Tây thành siêu lợi nhuận cho giới thượng lưu như thế nào?
Giới quan sát b́nh luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă biến xu hướng các công ty phương Tây rời khỏi thị trường nội địa thành một “mỏ vàng”. Nếu một doanh nghiệp muốn rời khỏi Nga, Điện Kremlin sẽ không ngăn cản, nhưng phải vượt qua những điều kiện do chính phủ đặt ra. Tất nhiên, những điều kiện đó phải có lợi cho chính phủ và giới tinh hoa Nga - đây là nội dung trong một báo cáo của Globo.
Như giới truyền thông quốc tế đưa tin, sau khi Moscow khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine từ tháng 2/2022, hàng trăm công ty nước ngoài đă tuyên bố rút khỏi nền kinh tế Nga. Các chính trị gia và nhà hoạt động dự đoán, làn sóng này sẽ có tác động không nhỏ, ḱm hăm nền kinh tế Nga và làm suy yếu các nỗ lực quân sự của Điện Kremlin.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin luôn có một kế hoạch khác. Ông đă biến “làn sóng” các công ty lớn của phương Tây rời khỏi Nga thành “món hời” siêu lợi nhuận cho giới thượng lưu Nga trung thành với nhà nước.
Moscow đă buộc các công ty muốn bán doanh nghiệp đang hoạt động ở Nga phải đưa ra mức giá “tốt nhất có thể” và đôi khi chỉ c̣n 0 đồng, theo b́nh luận của giới quan sát.
Theo NYT, các công ty phương Tây tuyên bố rút khỏi Nga đă tuyên bố thua lỗ hơn 103 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine. Moscow đă t́m cách thu về “càng nhiều càng tốt” đối với các công ty muốn dừng hoạt động và rời khỏi thị trường nước này, bằng cách đưa ra các điều khoản về việc rút lui của họ”, theo một phân tích tài chính do NYT thực hiện.
Điện Kremlin được cho là cũng đă áp đặt mức thuế ngày càng tăng đánh vào “những lối thoát” này, theo đó, mang lại ít nhất 1,25 tỷ USD cho ngân khố quân đội Nga vào năm ngoái, báo cáo của NYT lưu ư.
Đồng thời, theo b́nh luận của NYT, không có thỏa thuận nào là thực sự "an toàn", chẳng hạn, công ty bia Heineken của Hà Lan dù đă được định giá và t́m được người mua vào hồi mùa Xuân, nhưng chính phủ Nga đă không chấp nhận thỏa thuận và sau đó, yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển hướng chuyển giao tài sản cho một nhà sản xuất trung thành ở địa phương.
Nh́n chung, Moscow đă thành công trong việc giám sát một trong những đợt tái phân phối tài sản lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Các ngành công nghiệp khổng lồ - thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp,… - hiện đều được chuyển giao vào tay các công ty Nga, theo kết luận trong báo cáo của Globo.
Một trường hợp mới đây, ngày 24/12, Tổng thống Putin đă kư sắc lệnh mở đường để ngân hàng tiên phong trong việc phát triển thị trường vốn của Nga Rosbank mua cổ phần trong các công ty hàng đầu nước này từ ngân hàng Societe Generale (SocGen) của Pháp. Theo sắc lệnh, Rosbank có thể mua cổ phần của SocGen trong các công ty năng lượng như Rosneft và Gazprom, các công ty sản xuất kim loại như Norilsk Nickel và Severstal cùng với các công ty hàng đầu khác của Nga.
Theo số liệu của Cơ quan Ngân hàng châu Âu, SocGen có số tài sản trị giá 22,4 tỷ Euro (24,6 tỷ USD) tại Nga tính đến cuối tháng 6/2021. Số cổ phần của SocGen trong các công ty của Nga tương đối nhỏ, như trong Gazprom là 0,04% và trong Alrosa, công ty sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, là 0,02%. Tuy nhiên, tổng giá trị các tài sản đang được xem xét vẫn lên tới hàng tỷ Ruble.
Ngân hàng Pháp SocGen rút khỏi Nga và hoàn tất việc bán chi nhánh tại nước này vào tháng 5/2022.
Hay vụ Moscow ra lệnh thu hồi cổ phần trị giá hàng tỷ USD của Wintershall Dea (WINT.UL) và OMV (OMVV.VI) trong các dự án khai thác khí đốt ở Bắc Cực của Nga. Theo sắc lệnh của Tổng thống được công bố vào cuối ngày 19/12, cổ phần do OMV (Áo) và Wintershall Dea (Đức) nắm giữ tại mỏ Yuzhno-Russkoye và trong các dự án Achimov sẽ được chuyển giao cho các công ty mới thành lập của Nga.
Sắc lệnh trên của Tổng thống Putin đă chính thức hóa việc mất kiểm soát đă được OMV và Wintershall báo hiệu từ hồi tháng 1/2023.
Ngay lập tức, Người phát ngôn của Wintershall cho biết trong văn bản yêu cầu phỏng vấn của Reuters rằng: “Sắc lệnh của Tổng thống Putin là sự xác nhận thêm rằng - Nga không c̣n là đối tác kinh tế đáng tin cậy và không thể đoán trước được - về mọi mặt”.
Lư giải cho việc Nga sử dụng biện pháp mạnh đối với các tài sản nước ngoài, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng nói, đây là một động thái đáp trả của Moscow, nhưng không phải là một động thái được bắt nguồn từ phía Nga. "Chúng tôi chỉ phản ứng lại với t́nh h́nh được tạo ra bởi nhiều quốc gia châu Âu".
Hiện tại, hàng trăm tỷ USD giá trị tài sản nhà nước của Nga, cùng các tài sản của một số doanh nhân và nhà đầu tư người Nga cũng đang bị phương Tây đóng băng. Năm ngoái, Đức đă kiểm soát nhà máy lọc dầu Schwedt thuộc sở hữu của Nga vốn cung cấp 90% nhu cầu nhiên liệu của Đức.
Theo báo cáo, kể từ tháng 2/2022, khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga đă bị phương Tây đóng băng theo các lệnh trừng phạt được áp đặt kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga giảm 8,4%. Vào tháng 7/2022, Trung tâm Thanh toán bù trừ Euroclear của EU có trụ sở tại Bỉ tiết lộ, trong nửa đầu năm nay, cơ quan này đă kiếm được khoảng 2,28 tỷ Euro (2,4 tỷ USD), trong đó có hơn 1,7 tỷ Euro được tích lũy từ các tài sản bị đóng băng ở Nga.
Một số quốc gia châu Âu có ư định sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để trang trải chi phí tái thiết Ukraine.
Hồi tháng 10/2023, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cảnh báo, Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây sử dụng nguồn thu từ tài sản của Nga bị phong tỏa. Ông Siluanov nêu rơ, "Nga cũng từng đóng băng tài sản của các quốc gia thiếu thiện chí. V́ vậy, trong trường hợp phương Tây làm vậy, chúng tôi cũng sẽ hành động tương tự".
|
|