Theo như có một số dân mạng Trung Quốc đă cho rằng bức ảnh là sản phẩm của Photoshop (phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng) trong bức ảnh cho thấy phần đuôi của tiêm kích cùng biểu tượng (dấu tṛn) thường thấy trên cánh đuôi của tiêm kích Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF). Bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.
Dân mạng Trung Quốc 'dậy sóng' v́ 1 bức ảnh?
Ít ngày trước, một bức ảnh đă được đăng tải nhiều lần trên Internet cùng b́nh luận:
"Có người nói đây là tiêm kích của Không quân Trung Quốc - nhưng tôi không tin. Nhưng khi tôi nh́n thấy phần sơn bị bong tróc ở cánh đuôi đứng, tôi đă tin điều đó! Chỉ có Không quân Trung Quốc mới có lỗi bảo tŕ như vậy".
Mặc dù bức ảnh cho thấy phần đuôi của tiêm kích cùng biểu tượng (dấu tṛn) thường thấy trên cánh đuôi của tiêm kích Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) hay lực lượng không quân của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLANAF).
Tuy nhiên nó rất "đáng ngờ" v́ h́nh dáng phần đuôi này không giống như những tiêm kích được Trung Quốc trang bị. Một số dân mạng Trung Quốc đă cho rằng bức ảnh là sản phẩm của Photoshop (phần mềm chỉnh sửa ảnh nổi tiếng).
Bức ảnh được đề cập trên mạng xă hội X/Twitter.
Đây có phải là tiêm kích của Trung Quốc?
Câu trả lời là không.
Thứ trực quan nhất trong bức ảnh là các từ "06", "VY", "F/A 18E" và số hiệu "165868" giúp đưa ra đánh giá ban đầu rằng đây là một chiếc Boeing F/A-18E "Super Hornet" của Hải quân Hoa Kỳ (US NAVY) và dĩ nhiên là không thuộc PLAAF hay PLANAF.
T́m kiếm theo số hiệu trên thư viện ảnh hàng không toàn cầu Jet photos, người ta đă t́m ra bức ảnh gốc của chiếc tiêm kích.
Bức ảnh được đăng tải trên X/Twitter (trái) và ảnh gốc trên Jet Photos (phải).
Không phải là "sản phẩm của Photoshop"?
Tuy nhiên ảnh gốc cũng cho thấy đây không phải là một sản phẩm của Photoshop, thậm chí biểu tượng của PLAAF là thật. Vậy tại sao US NAVY lại làm như vậy?
Có thể thấy, chiếc F/A-18E này thuộc Phi đội tiêm kích số 12 (VFC-12) của US NAVY - các máy bay của đơn vị này chủ yếu đóng vai tṛ "quân xanh" (mô phỏng đối phương) trong các cuộc tập trận.
Và để mô phỏng tiêm kích đối phương, việc các phi đội "quân xanh" của Mỹ bổ sung các biểu tượng, thậm chí là sơn màu ngụy trang của các lực lượng không quân khác là điều rất b́nh thường.
Thậm chí biểu tượng của PLAAF và PLANAF không chỉ tồn tại trên tiêm kích mà cũng xuất hiện trên cửa của căn cứ VFC-12 trong bức ảnh được tài khoản Facebook chính thức của phi đội đăng tải.
Các bức ảnh biểu tượng PLAAF được sơn/dán tại căn cứ của VTC-12 được đăng tải trên trang Facebook chính thức của phi đội.
Quay trở lại với chiếc tiêm kích, theo một bài viết được The War Zone (Mỹ) đăng tải vào năm 2020, hóa ra VFC-12 đă lên hẳn một kế hoạch để mô phỏng màu sơn, vị trí biểu tượng của các tiêm kích Trung Quốc trên một số chiếc F/A-18E/F mà họ mới tiếp nhận vào thời điểm đó.
Vào năm 2021, The War Zone lại tiếp tục đăng tải một bài viết khác về việc tiêm kích có biểu tượng PLAAF đă xuất hiện trong đơn vị VFC-12.
Đây là bài phỏng vấn một nhân sự của VFC-12, người cho biết loại tiêm kích được đề cập là F/A-18 thông thường và bên cạnh việc mô phỏng tiêm kích Trung Quốc, VFC-12 cũng có kế hoạch mô phỏng các tiêm kích của Không quân Nga, Triều Tiên và Iran.
Một tiêm kích F/A-18 của VFC-12 với lớp sơn và số hiệu mô phỏng tiêm kích tàng h́nh Su-57 "Felon" của Không quân Vũ trụ Nga (VKS).
The War Zone cũng chỉ ra rằng hành động của VFC-12 "phản ánh thực tế là các phi công của US NAVY ngày càng có nhiều khả năng chạm trán với tiêm kích Trung Quốc trong các quá tŕnh triển khai nhiệm vụ".
Tới đây có thể kết luận rằng bức ảnh trên Internet không phải là tiêm kích Trung Quốc mà là một chiếc Boeing F/A-18E "Super Hornet" thuộc VFC-12 của US NAVY với số hiệu 165868.
Và tất nhiên là việc để cho nước sơn của chiếc tiêm kích này bong tróc cũng là trách nhiệm của họ.
Đồ họa mô tả cách VFC-12 mô phỏng tiêm kích thuộc PLANAF, Quân chủng Pḥng không Không quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPAAF) và 2 mẫu không chú thích có nhiều điểm tương đồng với nhận dạng các biến thể tiêm kích Su-27 của Liên Xô/Nga.