Bắc Triều Tiên coi Hàn Quốc là quốc gia thù địch, ‘‘không cùng một dân tộc’’ sẽ tạo thuận lợi cho chính sách từ bỏ đối thoại về tái thống nhất nói trên gắn liền với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên chống lại Seoul. Trước thay đổi từ hàng chục năm nay chế độ Bắc Triều Tiên vẫn chủ trương hướng đến ‘‘Nhà nước Liên bang Dân chủ Koryo’’, tức một chính quyền ‘‘liên bang’’ với Hàn Quốc, cho phép mỗi bên duy tŕ chế độ chính trị riêng.
Lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại một hội nghị Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên, B́nh Nhưỡng, theo KCNA, ngày 31/12/2023. via REUTERS - KCNA
Trọng Thành
Trước thềm năm mới, lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố đoạn tuyệt với chính sách ḥa giải, hướng đến tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. B́nh Nhưỡng cũng khẳng định chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh ‘‘có thể bùng nổ bất cứ lúc nào’’ trên bán đảo Triều Tiên.
Theo AFP, tuyên bố của ông Kim Jong Un được hăng tin nhà nước Bắc Triều Tiên đưa ra hôm nay 31/12/2023, sau cuộc họp năm ngày của Trung ương đảng Lao Động cầm quyền kết thúc hôm qua. Trong cuộc họp này, lănh đạo Bắc Triều Tiên đă quy cho Hàn Quốc và Hoa Kỳ trách nhiệm để cho ‘‘khủng hoảng kéo dài và vượt ṿng kiểm soát’’. Ông Kim Jong Un nói: ‘‘Tôi cho rằng chúng ta không thể để mắc lại sai lầm, là đă xem những kẻ vốn coi chúng ta là kẻ thù chủ chốt như một đối tác, nhằm hướng đến ḥa giải và thống nhất’’.
Năm 2018, dưới thời tổng thống Hàn Quốc tiền nhiệm Moon Jae In, hai miền Triều Tiên từng bắt đầu tiến tŕnh xích lại gần nhau. Lănh đạo Bắc Triều Tiên và tổng thống Moon Jae In đă gặp nhau ba lần. Tuy nhiên, quan hệ song phương xấu đi nhanh chóng cũng ngay trong năm này, sau khi B́nh Nhưỡng phóng thử tên lửa do thám buộc Seoul đ́nh chỉ một phần một thỏa thuận quân sự nhằm giảm căng thẳng.
Coi Hàn Quốc là ‘‘nước thù địch’’ tạo thuận lợi cho chính sách hạt nhân
Hăng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lời của ông Yang Moo Jin, hiệu trưởng Đại học chuyên về Bắc Triều Tiên (UNKS), Hàn Quốc, khẳng định là tuyên bố này cho thấy B́nh Nhưỡng ‘‘sẽ không bao giờ t́m cách thảo luận trở lại vấn đề tái thống nhất’’. Ông Hong Min, một nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện Thống nhất Triều Tiên (KINU), Seoul, tuyên bố từ bỏ đối thoại về tái thống nhất nói trên gắn liền với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên chống lại Seoul.
Việc coi Hàn Quốc là quốc gia thù địch, ‘‘không cùng một dân tộc’’ sẽ tạo thuận lợi cho chính sách này. Trước thay đổi nói trên, theo Yonhap, từ hàng chục năm nay chế độ Bắc Triều Tiên vẫn chủ trương hướng đến ‘‘Nhà nước Liên bang Dân chủ Koryo’’, tức một chính quyền ‘‘liên bang’’ với Hàn Quốc, cho phép mỗi bên duy tŕ chế độ chính trị riêng. Koryo (hay Cao Ly) là tên gọi nhà nước đầu tiên thống nhất toàn bộ lănh thổ Triều Tiên hồi thế kỷ X.
Việc Bắc Triều Tiên thay đổi chính sách với Hàn Quốc cũng đi liền với thay đổi về nhân sự. Theo Yonhap, cũng trong cuộc họp năm ngày của đảng cầm quyền Bắc Triều Tiên, lănh đạo quân đội cao cấp nhất Pak Jong Chon, sau khi bị giáng chức hồi đầu năm ngoái, nay trở lại vị trí phó chủ tịch Quân ủy trung ương, tức nhân vật số hai về quân sự, sau lănh đạo tối cao Kim Jong Un. Lần cuối cùng nguyên soái Pak Jong Chon xuất hiện là vào tháng 8/2023, khi đi cùng với Kim Jong Un thị sát một nhà máy sản xuất đạn.