Đậu nành chứa isoflavone, chất xơ, protein. Đây là loại protein hoàn chỉnh v́ chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra.
Sữa đậu nành không có lactose, có thể thay thế sữa ḅ, dùng cho người bị đau bụng do dị ứng lactose. Đậu nành c̣n mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp, tim mạch.
Nhiều thông tin cho rằng thực phẩm từ đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú xuất phát từ suy luận thực phẩm này giàu isoflavone là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật). Trong khi estrogen được cho là yếu tố làm tăng cao khả năng ung thư vú.
Estrogen trong cơ thể người tác động đến các chức năng giới tính, mang thai, sinh sản và măn kinh. Phytoestrogen hoạt động như estrogen trong cơ thể nên người bệnh lo rằng ăn phytoestrogen có trong đậu nành làm tăng estrogen, thúc đẩy ung thư vú phát triển. Tuy nhiên, phytoestrogens trong đậu nành cạnh tranh với estrogen trên bề mặt tế bào, có tác dụng ức chế tế bào ung thư vú phát triển.
Đậu nành nguyên chất chứa protein, isoflavone và chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2004 trên những động vật bị ung thư vú ăn đậu nành từ các nguồn khác nhau, gồm đậu nành đă qua chế biến cho đến các protein được phân lập từ đậu nành được chế biến mức độ cao. Kết quả cho thấy đậu nành đă qua chế biến mức độ cao có thể kích thích tế bào ung thư phát triển.
Người bệnh ung thư vú không nên ăn thực phẩm từ đậu nành đă qua chế biến như burger đậu nành, xúc xích đậu nành, kem đậu nành, thanh protein đậu nành...
Trường hợp của bạn vẫn có thể ăn đậu nành và các món từ loại đậu này. Ưu tiên sử dụng lượng vừa phải thực phẩm lên men từ đậu nành hữu cơ như natto, miso, tempeh v́ có lượng lớn vi khuẩn có lợi, tốt cho tiêu hóa.
Người bệnh ung thư vú cần có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đa dạng, sử dụng thực phẩm tươi, sạch. Tránh dùng thực phẩm ướp muối mặn, đă qua chế biến ở nhiệt độ cao, xào rán dầu mỡ nhiều lần, tránh uống nước ngọt, rượu bia... Bữa ăn cần tăng cường vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa để giảm tác dụng phụ trong các đợt truyền thuốc hóa trị, xạ trị.
VietBF@sưu tập