Tại hầm chui Khuất Duy Tiến hướng đi Hà Đông (Hà Nội) chiếc VinFast VF 8 bị găy gục bánh trước.
Trung Quốc muốn có một thương hiệu ô tô của ḿnh lắm chứ. Đừng nhầm Trung Quốc chế tạo J20 tàng h́nh thế 5 là có thể chế tạo được máy bay thương mại. Máy bay quân sự bay thoải mái không cần các chứng chỉ quốc tế của tổ chức hàng không như máy bay thương mại. Ô tô Vinfast làm thương hiệu quốc gia cũng chẳng ai cấm,nhưng thương hiệu quốc tế th́ e khó. Vingroup muốn trở thành như samsung nó có thể được nhưng chỉ là ư trí và tinh thần từ quyền lực mà nó lạc quan tếu. C̣n để được như samsung th́ đừng có mơ. Đúng là địa ốc,bất động sản sẽ đẻ ra rất nhiều tiền,nhưng cái này chỉ một tư cơ chế,và tha hoá là ai cũng làm được.
Nhưng công nghệ, thương hiệu để có thể có những sản phẩm chất lượng,th́ tư cơ chế và tha hoá chính là liều thuốc độc giết chết nó,không thể dựa vào nó để kiếm tiền. Bản thân mấy anh cầm quyền " Chân đất mắt toét" cũng chẳng hiểu thế nào là made in Vietnam,đem định nghĩa này để chưng cầu góp ư kiến th́ làm sao Vinfast chẳng được tung hứng lên tít trời xanh. Cho nên người ta ví CNCS là xây lâu đài trên cát là vậy.
Chỉ có điều các ư tưởng điên rồ để vẽ ra bức tranh thiên đường lại chính là sự trả giá của quốc gia, của cải đất nước, đồng thời với sự làm giàu của các quan chức,và các đại gia . Xô Viết sụp đổ cuối cùng cũng chẳng có một thương hiệu quốc gia nào đáng giá,máy bay dân dụng Nga chỉ có nước Nga,và những anh nhà nghèo dùng. Vin có thể là khát khao rất lớn,thậm trí là một tâm huyết có trả giá của Phạm Nhật Vượng, nhưng thứ tâm huyết được đâm trồi nảy lộc từ một làng quê nghèo,và một chế độ " tay không bắt giặc",trên nền tảng nghèo nàn, học mót của tư tưởng Mac xit,và sự cuồng vĩ của của những anh nông dân cầm quyền.
Cho nên Vin ǵ đi nữa nó cũng chỉ là sản phẩm của nông trang tập thể như ḷ nấu thép, tàu sân bay Liêu Ninh, J20 của Trung Quốc, nhưng c̣n dưới nó nhiều bậc. Phương Tây nó làm ra ǵ để bán. Việt nam mua cái ǵ để bán... cho nên công đoạn trung gian chính là thứ " ăn cắp,mất tiền",để nó tốt như thật với cái mác Made in Vietnam đang có đất phát triển v́ nó được cổ vũ từ ngay các lănh đạo,những người muốn bức tranh chế độ đẹp đẽ,trong sự hoan hỉ tự sướng " lănh đạo tài t́nh,quốc gia Hưng thịnh" và các Thương hiệu như cái mốt đua đ̣i của anh nhà quê ra tỉnh.
Con tàu chở 999 chiếc xe ô tô điện thương hiệu Vinfast rời bến, nó phiêu lưu trên biển để đến nước Mỹ xa xôi, thực hiện sứ mệnh chính trị biến giấc mơ “công nghiệp hoá hiện đại hoá” thành sự thật cho cả thế giới biết.
Nó là con tàu có tên Silver Queen của Panama, công suất chuyên chở 4500 xe. Vượng Vin thuê về, sơn tút lại đẹp đẽ long lanh với hàng chữ VINFAST chạy dọc thân tàu.
Theo tính toán chi phí thuê tàu, cộng với sơn tút lại khoảng 40 triệu đô la vừa đúng bằng tiền thu về từ bán 999 chiếc xe điện (tạm tính giá 41 ngh́n đô la cho một chiếc).
Con số 999 thực sự có ư nghĩa đặc biệt, khi chiếc tàu rời bến trong sự tiễn đưa đầy hy vọng không những của Vượng Vin mà cả quốc gia, cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt đọc diễn văn tiễn biệt, đầy tự hào, ông nói:
“Thành công của VinFast và các doanh nghiệp khác khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân; quan tâm, ủng hộ, khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn chân chính, lành mạnh, đúng pháp luật; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ gửi hoa chúc mừng. Nguyên UVBCT thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, người đă từng là cánh tay phải của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ngồi hàng đầu trong các quan khách tham dự.
Như vậy con số 999 đă dập tắt đồn thổi việc Vượng Vin bị cấm xuất cảnh, và có thể theo Quyết c̣i, Trương Mỹ Lan… vào ḷ.
H́nh ảnh trên truyền thông đă thấy Vượng Vin có mặt ở Nhật Bản.
Cổ phiếu của Vingroup tăng kịch trần trên sàn VN- Index.
VinFast Trading & Investment - công ty con của Vingroup đặt trụ sở tại Singapore - vừa nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ.
“Trăm sông đều đổ về biển lớn” Vượng Vin khí thế ầm ầm, c̣n ai dám ngáng chân? không thể so sánh Quyết c̣i, Trương Mỹ Lan, Đỗ Anh Dũng… với Vượng Vin được nữa, không thể vàng thau lẫn lộn?
Người không hiểu chuyện th́ thấy lạ, nhưng biết rồi thấy nó là chuyện tất yếu. Cái ǵ đến ngày chín tự nó sẽ ḷi ra không thể giấu được.
Báo đảng ta vẫn thường nhắc đến nhóm lợi ích, điều này chắc là đúng rồi. Thế nhóm nào là mạnh nhất?
Nhóm nào cầm công an, quân đội th́ nhóm ấy mạnh nhất chứ sao. Nhóm nào được các đồng chí Trung Quốc tin cậy đố nhóm khác dám nghi ngoe.
Như vậy giới “chính trị vỉa hè” đă “b́nh loạn” đúng, sau chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng mọi việc sẽ vào trật tự. Những đại gia nào không chạy đúng hàng ray, không được quyền lực tối cao che chở trong một chính sách tổng thế xuyên suốt từ Bắc Kinh đến Hà Nội sẽ phải ra đi.
Vượng Vin không bị “điên” tổ chức hoành tráng cho 999 chiếc xe xuất khẩu đi Mỹ. Nó là một kịch bản đă được Bộ Chính trị thông qua trong một sứ mệnh chính trị không thể tính bằng tiền, không thể bàn chuyện lỗ lăi.
Vượng Vin đă trở thành doanh nghiệp của đảng, thực hiện sứ mệnh chính trị mà đảng phân công - tiền bạc, triệu phú, tỷ phú chỉ là cái danh, hết sức vô nghĩa nó phải trả lại đảng, nuôi đảng, có thế thôi.
Đảng nuôi béo hoặc là để thịt, hoặc để kéo cày cho đảng, không phải để cho ăn chơi, nhảy múa lũng đoạn đảng.
Điều phức tạp nhất thường được khám phá chính từ việc làm đơn giản nhất.
Hăy mở tung cái xe điện Vinfast ra ta thấy nó có cái ǵ, và nó từ đâu đến? sẽ có câu trả lời.
Sứ mệnh của Vinfast cũng nằm trong chiến lược được đảng đặt ra, đa phương hoá, đa dạng hoá xoay quanh một trụ cột nằm ở Trung Nam Hải.
“Công nghiệp hoá hiện đại hoá” đất nước từ trước đến nay đều bắt đầu từ đồng Nhân dân tệ.
Không nhớ cứ tra lại lịch sử, từ gang thép Thái Nguyên, Phân đạm Hà Bắc, các dự án đắp chiếu của ngành Công thương, và mới đây nhất là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông…. Vốn liếng từ đâu? Thiết bị, máy móc, linh kiện phụ tùng… trăm ngh́n thứ để tạo ra các dự án, từ đâu đến? Chẳng phải Made in China đó sao.
Và chiếc xe ô tô điện Vinfas cũng chỉ như một dự án được sắp đặt từ bên kia biên giới, trong một sự đội lốt tinh vi mà Vượng Vin là người tay đao, tay búa thực hiện.
__________________
The Following 3 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Ông Minh hỏi ông Thái: Sao cái anh Vượng Vin giàu thế? Thôi cái chuyện giàu từ bất động sản th́ tôi không hỏi. Tôi đọc trên báo,rất khâm phục anh này. Thực sự khâm phục v́ anh ấy đang chứng minh Vin sẽ giàu lên từ các sản phẩm công nghệ,kỹ thuật cao như ô tô, điện thoại đi động...tôi cũng không nhớ hết. Nếu như thế mới bền vững,mở mày, rạng danh đất nước. Chứ c̣n từ đất không bàn. Ông hiểu biết, nói cho tôi biết với.
Ông Thái cười: Ông lúc nào cũng tỏ ra không hiểu biết,mà hỏi toàn câu khó. Tôi hỏi ông,ông trả lời được là hiểu ngay. Tôi hỏi ông: Trung Quốc, Nga có giàu,mạnh,giỏi hơn ta không? Ông Minh : Ta c̣n đi vay,đi xin Liên Xô, Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế thứ 2 thế giới,chơi ngang ngửa với Mỹ. Ta không thể bằng được. Ông Thái dơ ngón tay cái đồng t́nh, hỏi tiếp: Trung Quốc có hăng ô tô nào mang thương hiệu đẳng cấp quốc gia sánh ngang các nước chưa? Ông Minh cau có: Tôi chỉ đủ tiền mua cái xe máy tàng tàng, đâu biết ô tô. Nhưng ngồi ở ngă ba này mấy chục năm tôi khẳng định không.
Ông Thái tiếp lời: Trung Quốc nó có hơn tỷ dân, đă bỏ xe máy lâu rồi. Bên Trung Quốc toàn đi ô tô,có hơn 100 triệu chiếc lưu hành, toàn xe,Nhật,Đức,Mỹ,Hàn. Người Trung Quốc mất hàng trăm,ngh́n tỷ đô la cho các hăng ô tô nước ngoài. Họ đau lắm,một miếng to khổng lồ bị mất ngay trên sân nhà mà cũng chưa làm được. Nga th́ sao? Dân Nga cũng phải nhập khẩu,hoặc lắp ráp xe của các thương hiệu nước ngoài. Thương hiệu nước ngoài cũng phải chiếm đến 70,80% thị phần xe ô tô ở Nga. Những chiếc xe Nga hiệu Vonga,lada... vang bóng một thời trong chế độ Xô viết nay chỉ c̣n là câu chuyện trong quá khứ. Nước Nga- Xô viết một siêu cường trong chiến tranh lạnh,nay đă chuyển sang kinh tế thị trường vẫn chưa có một thương hiệu xe ô tô để thỏa măn như cầu nội địa,và xuất khẩu, liệu có phải là "quả đắng" của nền công nghiệp chế tạo ô tô của Nga. Xem ra để chế tạo một chiếc ô tô thương mại có tính cạnh tranh toàn cầu, là một công việc không hề đơn giản,dù họ đă lên mặt trăng,có tàu ngầm nguyên tử... và một đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Nói đến đây ông Thái lại hỏi ông Minh: Ông biết vụ Asanzo chứ? Ông Minh gật đầu: nghe nói bị cáo buộc là mua đồ Tàu về lắp,lấy thương hiệu Made in Vietnam. Mà lùng tùng măi chưa xử được chỉ v́ chưa định nghĩa được thế nào là Made in Vietnam.
Ông Thái ngắt lời: Chính xác rồi đó. Ta cứ đề Made in Vietnam là quyền của ta. Bán trong nước,th́ dân thấy rẻ,thấy tốt là mua. Pháp luật chưa có quy định chặt chẽ, cáo buộc họ cũng khó. Sơ hở th́ dân chịu thiệt, biết kêu ai. Nhưng khó nhất, muốn cạnh tranh với các hăng nước ngoài, muốn xuất khẩu th́ đừng có đùa. Ta quy định nhưng họ có chấp nhận không là chuyện khác. Ta quy định phù hợp với nước này nhưng không phù hợp nước khác, nên không thể "tự sướng" được. Phải đàm phán với từng đối tác ,quốc gia để thống nhất,cho từng mặt hàng nếu muốn xuất khẩu phải theo quy định của họ. Cho nên Asenzo đang bị các doanh nghiệp nước ngoài kiện mới đau đầu.
Cái ô tô Vinfast tôi nghĩ là nó tốt đấy. Nó cũng được đánh giá là Made in Vietnam,thậm trí là niềm tự hào mang thương hiệu Quốc gia. Cũng như Asenzo nó có cái ǵ không ổn, cho nên đến bây giờ mới có chứng chỉ chất lượng của hiệp hội ô tô Asean NCAP. Malaysia lúc đầu làm tốt và đúng nghĩa xe thương hiệu quốc gia với xe Proton giá rẻ,chạy tốt, do Malaysia thiết kế, sản xuất 100 %. Nhưng họ cũng đă dừng lại, dân Malaysia đă giàu, họ cần xe sang hơn, ngành ô tô Malaysia không thể theo kịp với các thương hiệu nổi tiếng khác, họ phải chấp nhận liên doanh,liên kết ,chiếu dưới,mà không thể mơ màng thương hiệu quốc gia Made in Malaysia nữa. Chính v́ thế chứng chỉ chất lượng của Asean NCAP cấp cho Vinfast cũng không làm cho các hăng khác quan tâm, người tiêu dùng để ư. Nói như thế để chứng minh được chất lượng,đẳng cấp quốc tế, cũng như thương hiệu của một hăng xe, như Vinfast mong muốn là một chặng đường dài. Cần có một sự phát triển tổng thể của các ngành khác như luyện kim,cơ khí chính xác,và tŕnh độ của người thiết kế,kỹ sư, công nhân lành nghề,và các nhà sản xuất phụ trợ.... và quan trọng là được vào sân chơi của các ông lớn hay không? Vinfast liệu có đủ năng lực làm được không? V́ người ta ví sản xuất được ô tô cũng như được đánh giá là một nước có nền công nghiệp hiện đại.
Các nước phát triển người ta nghĩ sản xuất ra cái ǵ để bán. Ở Việt Nam đang làm cái việc mua cái ǵ về lắp ráp, rồi bán. Asenzo là một ví dụ điển h́nh, nếu Asenzo bị cáo buộc lừa dối người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu,trốn thuế th́ người ta cũng đặt câu hỏi với nhiều thương hiệu khác của Việt Nam trong đó có Vinfast, v́ Vinfast cũng nhập gần như toàn bộ các chi tiết từ nước ngoài về Việt Nam,lắp ráp để trở thành Made in Việt Nam. Vừa rồi thép Việt Nam cũng bị Mỹ đánh thuế 460% v́ Mỹ cho rằng thép Việt Nam được h́nh thành trên 80% là của Đài Loan và Hàn Quốc.
Nếu Asenzo bị nhà nước VN cáo buộc bốn tội danh trên th́ số phận của Vinfast và nhiều thương hiệu khác như thế nào? Khi chỉ có Asenzo bị cáo buộc- Liệu có công bằng không? Nếu Asenzo không bị cáo buộc, th́ các thương hiệu khác cũng vậy. Mọi thứ đều "Sập xí,Sập ngầu" về nguồn gốc xuất xứ. Cho nên vụ Asenzo cứ ĺnh x́nh mà không có hồi kết. Asenzo đang sống dở,chết dở. Các nhà làm luật, nhà quản lư tiến không được,lùi không xong,không cẩn thận rối loạn một nền kinh tế chứ không đùa, nhưng đấy là chuyện VN. Các thương hiệu VN có vượt qua cửa ải để xuất khẩu ra nước ngoài, với luật chơi chẳng giống ai,cứ để t́nh trạng này tái diễn chúng ta lại “ Trâu ơi theo bầy ta về với đồng cỏ mênh mông”.
Trong thương mại quốc tế tính cạnh tranh và các luật lệ khá chặt chẽ,không thể khôn lỏi được. Việc nhập nhèm nguồn gốc,xuất xứ mục đích cũng là để tránh né hàng rào thuế quan từ các hiệp định kinh tế đa phương và song phương. Ví dụ Nếu thuế quan của Mỹ đánh vào mặt hàng nào đó của Trung Quốc mà cao, Trung Quốc sẽ mở các nhà máy ở VN để lấy nguồn gốc xuất xứ VN, nơi mà mức thuế thấp hơn khi vào Mỹ. Như vậy made in Vietnam quả là quan trọng,thực sự nó như thế nào,để Mỹ chấp nhận không phải giản đơn. Nếu gian lận sẽ bị trừng phạt ngay tức khắc.
Chúng ta nói hội nhập, nhưng rơ ràng chúng ta chưa đủ sức vào sân chơi của các ông lớn,và các thị trường tự do. Hăy tập đi các bước vững chăi,rồi đi nhanh và chạy. Giấc mơ của một nông dân,để trở thành một phú nông cũng chỉ là "thằng đi trước con trâu,và thằng đi sau con trâu" cũng phải mất vài trăm năm ông ạ.
Ông Minh ngẩn người: Tôi đă hiểu ra rồi, nhưng cũng chỉ là tin ông nói. Nhưng chắc chắn là giấc mơ ô tô Made in Vietnam c̣n xa vời,mặc dù nó vẫn tung tăng chạy trên đường. Tôi chỉ là anh thợ quèn, nhưng ngành luyện kim có cái gang thép Thái Nguyên cổ lỗ c̣n đắp chiếu,th́ đúng là làm cái bu lông không xong.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Đông Âu sụp đổ, trong buổi tranh tối tranh sáng, khi những con người vừa thoát khỏi gông cùm c̣n ngơ ngác với thói quen “đảng lo cho mọi thứ” theo khẩu phần, nay phải tự lo trong thiếu thốn trăm bề là cơ hội cho những kẻ ranh ma buôn gian bán lậu làm giàu.
Người Nga, người Ukraina, Ba Lan, Tiệp Khắc cần từ cái bật lửa, gói mỳ tôm, cái quần cái áo, chai rượu, bao thuốc lá… thị trường tự do này được những người Việt Nam sang học tập và lao động xuất khẩu chiếm lĩnh. Họ đánh hàng từ Trung Quốc sang, bán với giá cả trên trời và phất lên nhanh chóng.
Ngu th́ vẫn là Tây, khôn th́ vẫn là thằng “da vàng, mũi tẹt” cái ngu của thằng Tây c̣n hơn vạn lần cái khôn vặt của thằng mũi tẹt.
Thời hoàng kim của các Mafia Việt tàn lụi nhanh chóng.
Đông Âu trở về với quỹ đạo xa xưa, về với nền kinh tế tư bản vốn có với tiềm năng của ḿnh.
Mấy anh láu cá khôn vặt, gốc gác “chân đất mắt toét” bắt đầu thấy hụt hơi và sự hèn kém trong xuất thân của ḿnh.
Vượng Vin vội vàng bán tống, bán tháo những tài sản của ḿnh trên đất Ukraina để trở về quê mẹ.
Dù c̣n lộm nhộm, nhưng pháp luật của xứ Đông Âu cũng chẳng c̣n đất sống cho Vượng Vin nữa. So với Mafia Đông Âu Vượng Vin chỉ là con tép- Chuồn nhanh là thượng sách.
- QUÊ HƯƠNG LÀ CHÙM KHẾ NGỌT.
Với vốn liếng hơn 100 triệu đô la, về Việt Nam Vượng Vin lúc đó đúng là kẻ giàu nhất đất nước không thể bàn căi.
Lúc này Việt Nam tự cởi trói và mở cửa. Các quan chức Việt Nam với khát vọng làm giàu nhưng “máu tham th́ có, cái đầu c̣n non” dường như đă bị Vượng Vin dắt mũi.
Khi một quan chức tài sản lớn nhất lúc đó chỉ là một chiếc xe máy cup, mua từ băi rác của Nhật Bản.
Đế chế Vượng Vin h́nh thành, tham vọng của Vượng Vin c̣n vượt xa tầm nh́n của cương lĩnh đảng, nó thực tế và không giáo điều, sáo rỗng.
Là người đi tiên phong, mọi thứ nguyên thủy, hoang sơ của tài nguyên, đất đai như dâng sẵn mời Vượng Vin xơi, ngon hơn nữa nền tảng pháp luật vừa thiếu vừa lỏng lẻo với sự tiếp sức của các quan tham như chắp cánh cho Vượng Vin bay cao, bay xa- trở thành tỷ phú đô la đầu tiên ở Việt Nam trong chế độ CS cầm quyền.
- ĐẢNG CHẮP CÁNH QUAY LẠI TRỜI TÂY.
Thực lực của Vượng Vin đă đến lúc lấn áp, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trong xă hội.
Thông thường trong nền kinh tế thị trường, đều có sự phân chia theo ngành nghề.
Rất khó có nhà tư bản nào có thể độc quyền, khống chế tất cả các ngành nghề khác
Nhưng Vượng Vin đă làm được điều đó, bởi v́ đảng và đế chế của Vượng Vin đă sống cộng sinh với nhau.
Hệ sinh thái Vượng Vin ra đời theo mô h́nh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, như Samsung, Apple, Google, Alibaba…dù chưa hoàn chỉnh, nhưng đó là một chiến lược “liều mạng” với sự giúp sức của cả hệ thống chính trị- Tư bản thân hữu h́nh thành trong xă hội Việt Nam, chính xác hơn Vượng Vin đă thành một “tỷ phú đỏ” gắn bó hữu cơ với chế độ.
Giấc mơ hiện thực hoá những tham vọng của đảng cũng là nhiệm vụ giao cho Vượng Vin.
Ai nói, sản xuất ô tô là tham vọng của Vượng Vin, có thể đă nhầm.
Đảng dựng lên Vượng Vin để Vượng Vin thực hiện ước mơ của Đảng- Đưa đất nước lên những tầm cao mới, bằng h́nh ảnh từ phát triển khoa học công nghệ, thoát khỏi sự khinh miệt “Con trâu đi trước cái cày đi sau” như một sự sỉ nhục “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng.
Vượng Vin lại nghiến răng quay trở lại trời Tây.
Vinfast ra đời, ô tô chạy xăng của Vinfast hoàn toàn có huyết thống với các ḍng xe Đức mang cái tên Việt.
Vượng Vin không c̣n mang tiếng là kẻ “ăn đất”, Công nghiệp hoá hiện đại hoá không c̣n trong nghị quyết của đảng, nó đă biến thành hiện thực.
Xe Vinfast đă chạy trên đường, niềm tự hào của người Việt đă sống lại trong sự tuyên truyền hết công suất của hệ thống truyền thông.
Thằng Tây, thằng Đức nó ngu đến mức để Vượng Vin cướp mất thị phần của nó là câu chuyện nực cười.
Và Vượng Vin chẳng khờ dại mà không biết chuyện đó.
Nhưng dù là tỷ phú, kẻ giàu nhất Việt Nam th́ Vượng Vin cũng vẫn phải làm “nhiệm vụ chính trị”
Vinfast ra đời dù có lỗ th́ Vượng Vin vẫn phải nghiến răng mà làm.
- TRUNG QUỐC BẾN ĐỖ CUỐI CÙNG?
Xe xăng của Vinfast đă hoàn thành sứ mệnh chính trị, Vượng Vin không thể bù lỗ, và Vinfast cũng không thể chết.
Hoá ra, để có một thương hiệu chất lượng Tây Âu với sự chân thật cuốn hút niềm tin khách hàng không dễ - “Cái áo khoác không thể tạo ra một thầy tu”.
Tây Âu chẳng phải Nga, Ukraina… tiền không thể mua được chất lượng và thương hiệu của nó.
Lần này, Vượng Vin trắng tay từ trời Âu trở về, ngậm ngùi thông báo khai tử ḍng xe chạy động cơ đốt trong.
Vinfast vẫn phải sống v́ đó là h́nh ảnh của đảng, của Vượng Vin, không những thế nó c̣n phải khoác h́nh ảnh hoành tráng hơn.
Ṣng phẳng th́ Vinfast muôn đời muôn kiếp chẳng bao giờ làm được cái ô tô thương mại, cũng như CNXH đời đời chỉ là giấc mơ của nhân loại.
Nhưng CNXH mang màu sắc Trung Quốc vẫn có thể tồn tại ở Việt Nam. Đảng sẽ trường tồn khi c̣n là đồng chí với Trung Quốc.
Vinfast chuyển sang ḍng xe điện. Chiếc xe điện khó nhất là chế tạo chiếc Pin. Và Trung Quốc là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất pin cho ô tô điện.
Vượng Vin trong cơn bế tắc, đă chấp nhận chạy “xe ôm” cho Trung Quốc.
Với bến đỗ Trung Quốc dường như Vượng Vin đă an bài, tồn tại bằng sự bảo lănh của “bác” Tập.
Giấc mơ của Vượng Vin về một nhà tư bản dân tộc, niềm tự hào của người Việt đă thành mây khói.
Vượng Vin bắt đầu bị ṿng kim cô siết lại, cùng với sự ngả vào ḷng Trung Quốc của nền chính trị Việt Nam.
Tranh luận về tương lai của Xanh SM với các hăng xe khác ở Việt Nam
LS Trần Vũ Hải: Cuộc chiến GSM Xanh với hai hăng gọi xe gốc nước ngoài [là] Gojek và Grab sẽ có hồi kết trong năm 2024? Riêng Gojek có thể bị loại khỏi cuộc chơi trong quư 2/2024?
Cá nhân tôi bắt đầu thường xuyên sử dụng xe công nghệ và xe tắc xi để đi làm, đi công tác hay đi chơi từ năm 2020. Tôi đi cả xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ, tắc xi truyền thống và ô tô gọi xe công nghệ, cả miền Nam, miền Bắc, miền Trung, nhưng chủ yếu ở TPHCM và Hà Nội.
Khi GSM Xanh Tắc xi bắt đầu vận hành tháng 4/2023 và GSM Xanh Bike ra mắt tháng 8/2023, tôi cũng sử dụng hai dịch vụ này, bên cạnh các dịch vụ của các hăng khác. Tôi theo dơi các hăng này về giá, thời gian chờ đợi, chất lượng xe và thái độ của các bác tài. Đồng thời hỏi ư kiến từng bác tài.
Đến tháng 11/2023, tôi nhận xét, GSM Xanh tiến bộ qua từng tuần, thường xuyên cải tiến về giá, khuyến mại, ăn chia với tài, app gọi, chất lượng xe do mới và thái độ và cách dịch vụ của các bác tài hơn hẳn với các hăng khác. Tôi cảm nhận hăng gọi xe Gojek ngày càng khó gọi, dù giá khuyến mại hay điểu chỉnh tăng lên (trong giờ cao điểm), xe của các bác tài Gojek phần lớn cũ kỹ. C̣n hăng gọi xe Grab vẫn là một hăng quá mạnh. Lúc đó tôi dự đoán sau Tết 2024 hăng Gojek chắc phải rút khỏi Hà Nội v́ c̣n quá ít tài, ít khách.
Nay sau hai tháng dự đoán đó, tôi tiếp tục dự đoán: Cuộc chiến GSM Xanh với hai hăng gọi xe gốc nước ngoài Gojek và Grab sẽ có hồi kết trong năm 2024. Riêng Gojek có thể bị loại khỏi cuộc chơi trong quư 2/2024 tại Việt nam.
Hôm nay, tôi được một bác tài xe ôm Grab chở, tôi hỏi bác, t́nh h́nh bên bác tài thế nào, bác tài ngao ngán trả lời, cá nhân bác cảm nhận lượng khách giảm 30 đến 40%, bỏ sang dùng GSM Xanh bike, nhiều đồng nghiệp Grab của bác cũng bỏ sang đi GSM Xanh. Tôi hỏi bác biết ǵ về Gojek Bike, bác nói thấy xuất hiện rất ít, chắc phải rút sớm khỏi Việt Nam.
Tuần này và tuần trước đó, tôi "phỏng vấn" các bác tài đủ loại của GSM Xanh, cả TPHCM và Hà Nội, nhận xét rằng 90% các bác tài hài ḷng về lượng khách và thu nhập, so với mấy tháng trước đó chỉ có khoảng 70% bác tài GSM Xanh hài ḷng.
Cá nhân tôi nhận thấy, GSM Xanh có chính sách khuyến măi giữ khách hàng rất thông minh, có vẻ khách đi của GSM Xanh "trung thành" hơn với các hăng khác, và có xu hướng tự giới thiệu app GSM Xanh cho người khác. Hôm kia, một bác tài tắc xi GSM Xanh nói với tôi, lúc đầu GSM Xanh mới ra, các bác tài nhận khách nhiều từ hăng gọi xe Bee chuyển sang, mà hăng này toàn chuyển các "cuốc khoai", tức "cuốc ngắn, tài bên Bee không muốn đi", nhưng các bác nhặt nhạnh hết, và lại giới thiệu các khách này tải app GSM Xanh. Nay khách từ Bee ít hơn, v́ khách gọi trực tiếp qua app GSM Xanh ngày càng nhiều... Bác tài c̣n kể thêm một số mẹo khác của các bác tài GSM Xanh kiếm khách tại sân bay, mặc dù có sự gây khó của mấy bạn bảo vệ sân bay.
Như vậy, ngay các bài tài GSM Xanh cũng t́m cách kiếm khách cho ḿnh, tăng thu nhập cũng là tăng thị phần và tăng doanh thu cho GSM Xanh. Do đó tôi tin [rằng] dự đoán của tôi sẽ đúng. Năm 2025 chắc chắn sẽ chứng kiến sự thống trị của GSM Xanh tại thị trường Việt Nam, cả xe gọi công nghệ và tắc xi. Rất có thể chỉ năm 2026, GSM Xanh sẽ chiếm 90% thị trường xe gọi (và tắc xi) tại Việt Nam như một hăng xe gọi nội địa (Kakao) tại thị trường Hàn Quốc.
Các hăng công nghệ gốc nước ngoài như Uber, Grab, Gojek có công xây dựng thói quen đi xe gọi công nghệ tại Việt Nam. Uber đă rời đi để nhường thị trường cho Grab, nhưng rồi trước sức ép cạnh tranh của các hăng gọi xe nội địa Bee và GSM Xanh, chắc Gojek sớm cuốn gói khỏi Việt Nam theo Uber, Grab có thể trụ lại, nhưng hoạt động như để làm nền, đối thủ cạnh tranh cho GSM Xanh và Bee phát triển mạnh hơn và khách hàng Việt được lợi hơn.
Tất nhiên trên đây chỉ là nhận xét, đánh giá và dự đoán của tôi, có thể đúng, có thể sai. Các bạn có ư kiến khác không?
______
Dương Quốc Chính: Dự báo về Xanh Việt Nam
Đây là comment trả lời LS Trần Vũ Hải, khi anh ấy đánh giá hăng taxi-xe ôm Xanh SM có dịch vụ và giá tốt, có thể đè bẹp Gojek và Grab trong năm 2024.
Anh dự kiểu này là cảm tính thôi, cảm tính đó dễ thấy lắm, em cũng thấy giá và dịch vụ của Xanh SM OK. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy đâu. Là do họ mới vào nên phải cướp thị phần bằng giá và chất lượng và quan trọng nhất là gồng lỗ, do đầu tư quá ồ ạt một lúc. Sinh mệnh của Xanh sẽ gắn liền với sinh mệnh của VinFast và VinGroup. Nếu tèo là đi cả mớ!
Grab và Gojek không đầu tư xe, xe là của đối tác tài xế, mà nó c̣n lỗ được. Th́ Xanh tự đầu tư xe hết, mà chơi giá rẻ hơn hai thằng kia, th́ phải lỗ rất to. Vấn đề là VIN gồng lỗ cho Xanh được bao lâu thôi. Sao mà gồng măi được!
Anh có nhớ Coca Cola vào Việt Nam bán giá rẻ như cốc trà đá, đánh bẹp hết cả các loại nước ngọt nước khoáng đang có không? Sau đó họ tăng giá lên, rồi báo lỗ hàng chục năm. Nhưng đó là bài của cá mập Mỹ.
C̣n Xanh, em dự là VIN cũng chơi bài cướp thị phần và gồng lỗ vậy trong năm 24, chứ sao mạnh được như Coca Cola, để chuyển giá. Nếu VinFast tồn tại được, phát triển tốt, th́ Xanh sống, VinFast tèo hoặc bị bán đi th́ Xanh cũng tèo. Bởi bản chất nó là Doanh nghiệp ăn bám vào VinFast, là một công cụ của VinFast. Xanh sinh ra là để test xe VinFast, PR cho VinFast và giải quyết đầu ra cho VinFast, đấy là nhiệm vụ chính của họ. Nên kể cả nó lỗ th́ VinFast vẫn phải nuôi để phục vụ mục đích kia.
V́ thế nên giá và dịch vụ của nó không phải thể hiện bản chất thị trường. V́ thế, muốn đánh giá, dự báo về tương lai của nó phải đánh giá ở góc nh́n tổng thể, cả VinFast, Vinhomes, VinGroup, chứ nh́n ḿnh nó là hiểu sai bét.
Đánh giá như anh nó giống nh́n công ty con anh phát triển tốt, người ta tưởng con anh giỏi quá, nếu không biết là có anh đứng sau bơm tiền và quan hệ! Anh mà tèo th́ con anh cũng đi theo do phận tầm gửi.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.