Kyiv Post có tiết lộ ra, quân đội Ukraine có thể đă sử dụng hỏa tiển HIMARS hoặc là bom JDAMS để thực hiện hành động tấn công hửu hiệu này.
Chiếc cầu đường sắt của Nga bị tấn công
Theo tờ Pravda ngày 8/1 đưa tin, Ukraine đă cho phá hủy một cây cầu đường sắt do Nga xây dựng bắc qua sông Kalmius nối về hướng Nam qua Hranitne trước khi đổ ra biển Azov, gần thành phố Mariupol.
Petro Andriushchenko, cố vấn của Thị trưởng Mariupol cho biết, cấu trúc của cây cầu đă bị phá hủy hoàn toàn. Bồn nhiên liệu và các xe kỹ thuật gần đó cũng bị đốt cháy sạch.
Ông Andriushchenko cho hay, cây cầu đường sắt này là một phần của tuyến đường sắt Nga nhằm kết nối Mariupol và thành phố Dzhankoi (Crimea) với Rostov-on-Don và Taganrog (phía đất liền Nga). Đó là sự gắn liền với nhánh Donetsk của tuyến đường sắt Mariupol-Aslanove-Kalchyk-Volnovakha.
Tuyến đường mới sẽ giải quyết các vấn đề về tiếp tế hậu cần quân sự, dân sự và giảm sự phụ thuộc vào cây cầu Crimea. Tuyến đường mới được cho là sẽ khiến cho khúc đường từ tỉnh Rostov của Nga đến Crimea sẽ ngắn hơn 200 km.
Giới chức này cho biết thêm rằng, quân Nga đă t́m cách bắn hạ hỏa tiển của Ukrainea bằng hệ thống pḥng không nhưng đă vô hiệu trong khi Ukraine đă chớp thời cơ và t́m cách xác định vị trí của các hệ thống pḥng không mới được triển khai trong khu vực Mariupol.
Ukraine "chọc tức" Nga??
Theo tờ
Forbes (Mỹ), đây là một trong những sự kiện lớn nhất chưa được báo cáo đầy đủ trong một cuộc chiến khốc liệt mà vấn đề tiếp liệu hậu cần đóng một vai tṛ rất quan trọng.
Đáng chú ư hơn, theo giới truyền thông phương Tây, Ukraine đă cho nổ tung cây cầu này khi nó sắp được hoàn tất nhằm chọc tức Moscow.
Stefan Korsha, phóng viên về quốc pḥng của Kyiv Post đưa ra b́nh luận:
"Người Ukraine vừa chọc thủng một sáng kiến tiếp liệu hậu cần lớn của Nga và đẩy lùi gần nửa năm kế hoạch cung cấp thiết bị quân sự cần thiết của Nga".
Quân Nga có ba phương cách để vận chuyển số lượng lớn hàng tiếp tế từ Nga cho các lực lượng Nga ở miền Nam Ukraine: Bằng tàu đến Crimea, bằng đường bộ và đường sắt qua cầu Kerch đến thẳng Crimea và bằng con đường sắt qua Đông Nam Ukraine.
Ukraine đă tấn công cả ba tuyến tiếp tế chính này kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu nổ ra từ tháng 2/2022.
Hỏa tiển và tàu bè không người lái của Ukraine đă làm hư hỏng hoặc đánh ch́m hầu hết các tàu đổ bộ chở hàng tiếp tế của hạm đội Nga ở đây và khiến cho các hải cảng ở khu vực này đă trở nên rất nguy hiểm đối với các tàu c̣n sống sót. Bom và hỏa tiển Ukraine liên tục bắn phá đă làm hư hại cầu Kerch.
Và tuyến đường sắt trên bộ chính dẫn về phía Bắc ra tiền tuyến, cũng nằm trong tầm bắn của pháo binh Ukraine. Các xạ thủ Ukraine thường xuyên pháo kích tấn công các đoàn tàu chạy qua hoặc phá hủy các tuyến đường sắt.
Những cuộc tấn công này đă thúc đẩy phía Nga bắt đầu xây dựng tuyến đường tiếp tế thứ tư, một tuyến đường sắt ven biển, mặc dù vẫn nằm trong tầm bắn của pháo binh, hỏa tiển của Ukraine nhưng ít nhất sẽ đưa được các đoàn tàu ra khỏi hàng rào bị nhắm pháo kích.
Các công nhân Nga bắt đầu xây dựng cây cầu từ tháng 9/2023. Cây cầu này dường như đă gần hoàn thành khi bị phía Ukraine tấn công. Như vậy, Ukraine đă chờ đợi đúng 5 tháng để phá hủy cây cầu sắp hoàn thành của Nga nhằm ngăn cản bước tiến quân và
"chọc tức" Điện Kremlin.