Mỹ sẽ không thay đổi hoàn toàn thái độ đối với vấn đề Đài Loan. Việc hứa cử phái đoàn tới ḥn đảo này cho thấy: Mỹ sẽ không để yên chủ đề này và sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh.
Trước đó, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, Washington có kế hoạch cử một phái đoàn không chính thức từ Mỹ tới Đài Loan sau khi cuộc bầu cử được tổ chức tại ḥn đảo này, nhưng thời gian và thành phần vẫn chưa được xác định.
"Mỹ biết rằng Đài Loan là vấn đề cấp bách nhất đối với Trung Quốc trong cả chính sách đối nội và đối ngoại. Và họ có thể dùng nó để gây áp lực lên Bắc Kinh. Nhưng Washington đang và sẽ coi Bắc Kinh là Trung Quốc duy nhất. Và bất chấp mọi lợi ích của Mỹ ở Đài Loan, quan hệ với Trung Quốc, quan hệ kinh tế sâu sắc với Bắc Kinh quan trọng hơn”.
Theo ông, có thể có “các bước tŕnh diễn” từ Hoa Kỳ nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng đáp trả của Bắc Kinh. Nhưng ông tin rằng chúng sẽ không dẫn đến những thay đổi căn bản trong nền chính trị Mỹ.
Chuyên gia kết luận: “Việc trao đổi định kỳ những động thái lịch thiệp và bùng phát căng thẳng sẽ tiếp tục, v́ đối với Hoa Kỳ, đây là đ̣n bẩy gây áp lực cần thiết và hữu ích”.
Theo Yury Rogulev, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Mỹ Roosevelt, tuyên bố của một quan chức Mỹ giấu tên cho thấy Washington sẽ không để Đài Loan yên - bất kể kết quả bầu cử ở đó như thế nào.
"Tùy thuộc vào kết quả, họ sẽ thành lập một phái đoàn thích hợp để gây thêm áp lực lên Đài Loan hoặc hỗ trợ Đài Loan ở mức độ lớn hơn. Tuy nhiên, họ giữ cho ḿnh cơ hội can thiệp vào công việc của Trung Quốc và Đài Loan bằng cách này hay cách khác", - ông Rogulev nói.
Tuy nhiên, ông lưu ư, không nên mong đợi những bước đi triệt để từ phía Washington - mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn ổn định trong nhiều thập kỷ qua.
"Chỉ có điều đôi khi quân bài Đài Loan được chơi tích cực hơn, đôi khi ít hơn. Và Hoa Kỳ trước đây trang bị vũ khí cho Đài Loan như thế nào th́ bây giờ vẫn sẽ làm như vậy, cũng như trước kia tuyên bố chống chiếm Đài Loan, giờ vẫn vậy, mặc dù về mặt h́nh thức, họ đứng trên lập trường Một Trung Quốc”.