Trong kỳ họp bất thường mới đây. Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương tŕnh mục tiêu quốc gia. Tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu quan tâm đến đề xuất về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lư, tổ chức thực hiện các chương tŕnh mục tiêu quốc gia.
Chính phủ đề xuất 2 phương án về cơ chế thí điểm phân cấp: một là chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024-2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương tŕnh mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030.
Hai là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lư, tổ chức thực hiện các chương tŕnh mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025. Theo đó, HĐND cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025…
Cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu lựa chọn phương án 2, v́ đảm bảo việc phân cấp triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lư triển khai thực hiện các Chương tŕnh mục tiêu Quốc gia.
Không phải “xin cái ǵ cũng được”?
Phát biểu tại tổ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, dự thảo nghị quyết thể hiện các cơ chế mạnh mẽ chưa từng có, nếu được thông qua, dù lựa chọn phương án nào th́ vẫn thành công, bởi 8 cơ chế tŕnh đều khác với luật, vượt lên trên luật.
Theo Phó Thủ tướng, nguyên tắc lớn nhất của 8 cơ chế là phân cấp mạnh, tăng cường năng lực của cơ sở và đi kèm với kiểm tra, giám sát. Từ ư kiến của đại biểu Quốc hội đặt ra về việc phân cấp cho huyện, xă, ông đặt vấn đề, cấp cho huyện, xă có kham nổi hay không? Bởi nếu không khéo sẽ mất cán bộ.
“Điện thoại của tôi nhận được rất nhiều tin nhắn của các cán bộ ở huyện, xă “xin Phó Thủ tướng đừng giao cho em”. Nên đâu đó cũng có sự phân vân về phân cấp đến đâu”, ông Quang nêu.
Chưa kể, trên thực tế khi tŕnh, xin nhưng không phải “xin cái ǵ cũng được”. "Ḿnh về xin ba mẹ ḿnh chưa chắc xin được hết. Cho nên có câu chuyện phải lựa cái ǵ được, cái ǵ không và người cho cũng lựa cái ǵ cho được cái ǵ không”, Phó Thủ tướng cho hay.
Đơn cử, liên quan ngân sách Nhà nước, dù một đồng cũng phải cực kỳ chặt chẽ và rất nhiều người đă “đi về nơi xa lắm” v́ coi thường việc này. “Chúng tôi khi đề xuất cũng không dám đề xuất những việc quá gay gắt", ông Quang bày tỏ.
Phó Thủ tướng cũng lư giải, thí điểm là cho áp dụng phạm vi nhỏ sau đó rút kinh nghiệm, có thể mở rộng. C̣n ở đây, có chăng chỉ thí điểm ở phương án thứ 7 liên quan lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025.
Liên quan ư kiến của đại biểu đề nghị phân cấp mạnh, giao luôn cho HĐND cấp huyện, ông nhắc lại, việc không phải nội dung nào cũng dám giao. "Giao mà anh em căng quá có khi là buông luôn”, ông nói.
Cũng đề cập đến câu chuyện phân cấp, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho rằng, để giai đoạn 2026-2030 triển khai có hiệu quả th́ ngay giai đoạn này phải cho thí điểm.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Đức Hiển (TPHCM) cũng cho rằng, phân cấp cho cấp huyện là cần thiết, đồng ư thí điểm để có cơ sở triển khai rộng cho giai đoạn sau, tuy nhiên, cần rà soát kỹ các quy định.