Người dân ở thủ đô và nhiều nơi ở Trung Quốc đă nh́n thấy "vật thể phát sáng kỳ lạ", bay rất nhanh từ tây sang đông. Hóa ra, nó là tên lửa của SpaceX.“Quả cầu sáng nhỏ", “vật sáng giống đám mây" là lời kể của nhiều cư dân về vật thể bay không xác định lơ lửng trên bầu trời Bắc Kinh (Trung Quốc), được phát hiện hôm 14/1. Điều này đă làm dấy lên nhiều thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh và UFO trên các mạng xă hội nước này.
UFO trở thành chủ đề hot trên mạng xă hội Trung Quốc
Cụ thể, trên Weibo, các nhân chứng đă chia sẻ hàng loạt h́nh ảnh và video về vật thể bay không xác định họ đă chứng kiến. Có người gọi chúng là "cụm sương mờ" với quầng hào quang xung quanh. Đặc biệt cụm sáng này dần dần tách thành ba quả cầu ánh sáng nhỏ hơn.
Theo lời kể, thời tiết ở Bắc Kinh hôm đó rất trong lành, không có mây. “Sau đó, tôi thấy một vật thể phát sáng lờ mờ, nhưng ánh sáng không nhấp nháy", một người dùng nói. Vật thể phát sáng "có ba nguồn sáng và có h́nh dạng như một tam giác cân".Người này cho biết cuối cùng nó "tan biến như sương mù và biến mất không một dấu vết". Có người lại nhấn mạnh tốc độ bay rất nhanh của nó. Người này cho biết UFO này chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn.
Hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời Bắc Kinh nhanh chóng gây băo trên Weibo và trở thành top 2 chủ đề được thảo luận nhiều nhất ngày 15/1 với 180 triệu lượt xem. Cư dân mạng đưa ra một loạt các suy đoán, từ khả năng người ngoài hành tinh ghé Trái đất, đến phỏng đoán về máy bay quân sự nước ngoài.
UFO cũng được phát hiện ở một số khu vực khác ở Trung Quốc như thành phố Thiên Tân gần đó, các tỉnh miền trung Sơn Tây và Sơn Đông ở phía đông. Họ mô tả vật thể này là "một quả cầu ánh sáng sương mù", bay rất nhanh từ tây sang đông và không phát ra âm thanh. Nhiều người nh́n thấy c̣n khẳng định rằng không có đèn nhấp nháy, nên nó không thể nào là máy bay.
Giới khoa học làm sáng tỏ hiện tượng
Theo Zhu Jin - nhà nghiên cứu tại Đài thiên văn Bắc Kinh kiêm tổng biên tập của tạp chí Amateur Astronomer, hiện tượng này là do vụ phóng tên lửa vệ tinh Starlink mới đây của SpaceX. Ông Zhu cho biết tên lửa đang trong quá tŕnh thụ động hóa (passivation) khi bay qua miền bắc Trung Quốc.
Quá tŕnh thụ động hóa sẽ thải hết phần nhiên liệu dư thừa, không sử dụng. Bước này được thực hiện để ngăn chặn rủi ro có thể ảnh hưởng hoạt động của vệ tinh hoặc các vật thể va chạm với nó. Trong giai đoạn cuối, tên lửa sẽ đẩy số nhiên liệu và khí ga áp suất cao c̣n lại ra bên ngoài, đoản mạch pin để loại bỏ mọi nguy cơ tự nổ. Điều này giải thích tại sao "đám mây tên lửa" có h́nh dạng khác nhau.
Theo website SpaceX, công ty đă thực hiện hai sứ mệnh phóng vệ tinh Starlink vào ngày 14/1. Vào lúc 0h59’ (giờ địa phương), một tên lửa Falcon 9 đă phóng 22 vệ tinh Starlink vào quỹ đạo gần Trái đất từ California. Sau đó, đến 20h52’ cùng ngày, một tên lửa khác đă phóng 23 vệ tinh Starlink từ một sân bay vũ trụ ở Florida.Nhà nghiên cứu Wang Zhuoxiao tại Trung tâm Công nghệ Thiên văn học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh cho biết quỹ đạo của tên lửa nghiêng 53 độ về phía nam. Ở nửa đường đi, nó sẽ ở phía bắc Trung Quốc. Do đó, người dân có thể phát hiện ở Bắc Kinh và các thành phố khác vào lúc hoàng hôn hoặc trước khi mặt trời mọc hôm 14/1.
Nói với Sixth Tone, Dong Zhichuan tại Viện Khoa học Trung Quốc khẳng định đây rơ ràng là một vật thể nhân tạo, không phải hiện tượng tự nhiên như nhiều người đồn đại. “Với những tiến bộ trong ngành khám phá vũ trụ và thương mại hóa phóng tên lửa vào không gian, chúng ta có thể sẽ nh́n thấy nhiều vật thể bay không xác định này hơn trong tương lai”, chuyên gia chia sẻ.
Tháng 9/2023, hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc. Khi đó, người dân ở các khu vực xung quanh Bắc Kinh và các tỉnh phía Đông như Sơn Đông và Giang Tô cho biết họ đă nh́n thấy một quầng sáng gồm hai chùm ánh sáng riêng lẻ và dần biến mất sau khoảng một phút.
Wang Kechao tại Đài thiên văn Tử Sơn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho rằng hiện tượng này là do các vệt mây trên bầu trời. Chúng được h́nh thành do khí thải phản lực của tàu vũ trụ phản chiếu ánh sáng mặt trời.
|