Xung đột, rối ren kéo dài ở Yemen đă tạo cơ hội để Houthi từ một nhóm "phục hưng văn hóa" nổi lên thành thế lực thống trị miền bắc quốc gia Tây Á.
Hàng loạt cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu hàng trên Biển Đỏ và những đ̣n không kích đáp trả liên tục của liên quân do Mỹ dẫn đầu vào các mục tiêu ở Yemen đă khiến thế giới chú ư hơn đến lực lượng này.
Houthi h́nh thành từ những năm 1990, có tên gọi chính thức là Ansar Allah (Những người ủng hộ Thánh Allah). Họ khởi nguồn là một phong trào phục hưng văn hóa của giáo phái Hồi giáo Zaydi. Tính đến năm 2022, khoảng 35% dân số Yemen là tín đồ của giáo phái này.
Cộng ḥa Yemen, quốc gia ở Tây Á, được h́nh thành vào năm 1990, khi Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Yemen (Nam Yemen) thống nhất với Cộng ḥa Arab Yemen (Bắc Yemen), với tổng thống đầu tiên là ông Ali Abdullah Saleh.
Tuy nhiên, chính quyền của tổng thống Saleh đối mặt với những cáo buộc về t́nh trạng tham nhũng tràn lan và khả năng quản lư yếu kém, khiến Houthi phát động một số cuộc nổi dậy quy mô nhỏ chống chính phủ từ năm 2004 đến 2010.
Năm 2011, khi phong trào Mùa xuân Arab lan rộng khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nỗi bất b́nh của người dân Yemen lên đến đỉnh điểm và các cuộc biểu t́nh rầm rộ nổ ra kêu gọi lật đổ tổng thống Saleh, người đă cai trị đất nước hơn 30 năm.
Trước áp lực từ các cuộc biểu t́nh, Saleh phải từ chức năm 2012, nhường lại quyền lực cho Abd-Rabbu Mansour Hadi, người đă giữ chức phó tổng thống từ năm 1994. Arab Saudi, cường quốc hàng đầu trong khu vực, cũng ủng hộ Hadi làm lănh đạo mới của Yemen.
Tuy nhiên, tân tổng thống lập tức bị choáng ngợp bởi các vấn đề kinh tế của Yemen cũng như loạt thách thức an ninh, đặc biệt là những cuộc tấn công từ các nhóm vũ trang như Houthi. Hơn nữa, phần lớn quân đội Yemen đều trung thành hơn với Saleh, lănh đạo vừa bị lật đổ, thay v́ Hadi, Tổng thống được quốc tế công nhận.
Houthi, lực lượng được Iran hậu thuẫn, cũng không hài ḷng với Hadi và phát động chiến dịch quân sự chống lại chính phủ mới, mở đầu cuộc nội chiến đẫm máu vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay ở Yemen.
Đầu năm 2014, Houthi nắm quyền kiểm soát tỉnh Saada, phía bắc Yemen. Đến tháng 5/2015, Saleh công khai liên minh với Houthi, tạo điều kiện cho nhóm này kiểm soát thủ đô Sanaa, buộc tổng thống Hadi phải trốn ra nước ngoài sống lưu vong. Saleh cùng Houthi thành lập một "hội đồng chính trị" nhằm quản lư khu vực mà họ nắm quyền kiểm soát.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, Saleh rút khỏi liên minh với Houthi và tuyên bố đứng về phía Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và tổng thống Hadi, đồng thời kêu gọi những người ủng hộ ông đứng lên chiến đấu. Houthi sau đó đánh bại lực lượng của Saleh và hạ sát ông.
Arab Saudi, quốc gia hậu thuẫn Hadi, rất lo ngại nguy cơ lực lượng Houthi kiểm soát toàn bộ nước láng giềng Yemen, tạo bàn đạp ngay sát nách cho đối thủ "truyền kiếp" Iran.
Tháng 3/2015, Arab Saudi thành lập liên minh các quốc gia Arab, bắt đầu chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm tiêu diệt Houthi và khôi phục chính phủ của Tổng thống Hadi. Liên minh nhận được hỗ trợ hậu cần và t́nh báo từ Mỹ, Anh và Pháp.
Tháng 8/2015, lực lượng bộ binh của liên quân đă đổ bộ vào thành phố cảng Aden và đẩy lực lượng Houthi ra khỏi miền nam Yemen. Tuy nhiên, họ không thể đánh bật Houthi khỏi thủ đô Sanaa hay khu vực phía bắc đất nước.
Năm 2018, chiến dịch của liên quân do Arab Saudi dẫn đầu nhận được sự hỗ trợ đáng kể khi những người trung thành với Saleh gia nhập liên minh. Họ cùng nhau phát động một đợt tấn công lớn chống lại Houthi để chiếm thành phố Hudaydah ở Biển Đỏ.
Cảng Hudaydah là nguồn huyết mạch quan trọng, giúp duy tŕ nguồn lương thực nuôi sống hàng triệu người Yemen bên bờ nạn đói. Sau 6 tháng giao tranh ác liệt, hai bên đồng ư đ́nh chiến tại thành phố.
Houthi sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với khoảng 20.000 tay súng cùng kho vũ khí đa dạng, từ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành tŕnh đến máy bay không người lái (UAV). Trong số những loại vũ khí uy lực nhất của nhóm có tên lửa đạn đạo Typhoon, được coi là bản sao chép của tên lửa Qadr do Iran phát triển, có tầm bắn 1.600-1.900 km.
Nhóm chưa bao giờ có ư định che giấu sức mạnh quân sự của ḿnh mà thường xuyên phô diễn các loại vũ khí trong kho thông qua những buổi diễu binh trên đường phố.
Fabian Hintz, chuyên gia về tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trụ sở tại London, Anh, cho hay kho vũ khí Houthi được cho là chứa cả UAV Shahed-136 nổi tiếng của Iran với tầm hoạt động khoảng 2.000 km.
Năm 2021, Houthi phát động cuộc tấn công vào Marib, thành tŕ cuối cùng của chính phủ ở phía bắc. Giao tranh leo thang vào tháng 3 năm ngoái trên toàn tỉnh, buộc hàng ngh́n người phải rời bỏ nhà cửa.
Chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen hiện đặt trụ sở ở Aden và được dẫn dắt bởi Tổng thống Rashad al-Alimi, người lên nắm quyền từ tháng 4/2022, sau khi tổng thống lưu vong Hadi nhượng lại quyền lực. Mối quan hệ giữa Hadi và Houthi trước đó đặc biệt căng thẳng.
Houthi xây dựng lực lượng theo mô h́nh của Hezbollah, nhóm vũ trang ḍng Shiite ở Lebanon. Theo Trung tâm Chống khủng bố, viện nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, Hezbollah đă cung cấp nhiều chuyên gia huấn luyện quân sự chuyên sâu cho các tay súng Houthi từ năm 2014.
Lực lượng Houthi đă nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái (UAV) tấn công những mục tiêu trọng yếu như cơ sở lọc dầu ở Arab Saudi và UAE. Giới chức Arab Saudi và Mỹ cáo buộc Iran cung cấp vũ khí, công nghệ quân sự và thông tin t́nh báo cho Houthi, vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, song Tehran bác bỏ.
Theo Liên Hợp Quốc, liên minh do Arab Saudi dẫn đầu đă thực hiện hàng ngh́n cuộc không kích khiến hàng chục ngh́n người thiệt mạng, song không thể xóa sổ Houthi. Họ cho rằng cả hai bên trong cuộc nội chiến đều có thể đă phạm tội ác chiến tranh, song không bên nào chấp nhận điều này.
Tháng 4/2022, Liên Hợp Quốc làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn giữa liên minh do Arab Saudi dẫn đầu và lực lượng Houthi. Tuy nhiên, 6 tháng sau, lệnh ngừng bắn đổ vỡ v́ không bên nào chịu gia hạn.
Liên Hợp Quốc đánh giá Yemen đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Khoảng 4,5 triệu người, tức 1/7 dân số Yemen, đă buộc phải sơ tán v́ giao tranh, trong khi 24,1 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số, đang cần viện trợ và bảo vệ nhân đạo.
Hàng chục ngh́n người Yemen hiện sống trong điều kiện giống như nạn đói, trong khi khoảng 6 triệu người đang bên bờ vực nạn đói. Liên Hợp Quốc ước tính đến đầu năm 2022, xung đột ở Yemen đă khiến hơn 377.000 người thiệt mạng, trong đó 60% là do đói ăn, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nguồn nước thiếu vệ sinh.
Tổ chức này cho biết hơn 11.000 trẻ em đă thiệt mạng hoặc bị thương do hậu quả trực tiếp của các cuộc giao tranh. Yemen cũng phải gánh chịu một trong những đợt bùng phát dịch tả lớn nhất từng được ghi nhận, với 2,5 triệu trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh và khoảng 4.000 ca tử vong kể từ năm 2016.
Houthi đă tham gia vào các cuộc đàm phán do Oman làm trung gian với giới chức Arab Saudi để đạt được một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn. Arab Saudi cũng khôi phục quan hệ với Iran vào năm 2023, làm dấy lên hy vọng về tiến tŕnh ḥa b́nh ở Yemen.
Tuy nhiên, mọi thứ dường như đang đi vào ngơ cụt với các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ và đ̣n tập kích đáp trả của Mỹ, cũng như việc Washington tiếp tục liệt Houthi vào danh sách "nhóm khủng bố toàn cầu".
|
|