Vaccine điều trị ung thư với tác dụng phụ tối thiểu được lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào năm nay.Tiến sĩ Thomas Wagner, người sáng lập công ty công nghệ sinh học Orbis Health Solutions và là nhà nghiên cứu ung thư, đă phát triển loại vaccine với ít tác dụng phụ, nhằm giúp người ung thư giảm nguy cơ mắc những bệnh khác khi dùng phương pháp điều trị truyền thống.
Wagner nói với ABC News: “Bi kịch của bệnh ung thư không chỉ nằm ở con người, việc chẩn đoán mà c̣n là nỗi sợ hăi về phương pháp điều trị”.
Các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như hóa trị sẽ hoạt động bằng cách tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng phương pháp này cũng tiêu diệt những tế bào b́nh thường. Điều này dẫn đến những tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa, gây suy giảm miễn dịch.
Thông thường, các tế bào ung thư trong một người có thể né được hệ miễn dịch v́ nó được coi là tế bào của người đó.
Ông Wagner đă phát triển loại vaccine chỉ chứa hạt lysate của khối u (TLPO). Vaccine này sẽ dùng chính tế bào ung thư của một người để xác định khối u trong cơ thể, qua đó kích thích hệ miễn dịch có khả năng nhận biết tế bào ung thư như một loại bệnh và sẽ chống chọi với ung thư.
Ông tin rằng đây có thể là ch́a khóa cho phương pháp điều trị mọi loại ung thư, kết hợp với việc phát hiện sớm.
"Nhiều người từng hỏi tôi khi nào sẽ có cách trị ung thư? Tôi đă nghiên cứu trong 60 năm mà chưa thể trả lời câu hỏi đó, cho đến những năm gần đây”, ông nói.
Vaccine TLPO đang ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và đă được thử nghiệm trên trăm bệnh nhân mắc các khối u ác tính.
Dữ liệu mới nhất cho thấy 95% người chỉ dùng vaccine vẫn c̣n sống sau 3 năm điều trị và 64% không mắc các bệnh khác. Tỷ lệ người mắc ung thư ác tính giai đoạn IV không bị nhiễm bệnh đạt 68% khi dùng vaccine TLPO, trong khi không có trường hợp nào đối với dùng giả dược.
Tiến sĩ Vernon Sondak, bác sĩ chuyên khoa ung thư da tại Trung tâm Ung thư Moffit, Mỹ, nói rằng kết quả này là đáng kỳ vọng nhưng chưa thể kết luận ở giai đoạn 2.
Ông cho rằng cần có một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với quy mô lớn để xác nhận xem liệu vaccine này có thể là tác nhân thay đổi cuộc chơi trong điều trị ung thư hay không.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đă bật đèn xanh cho vaccine của ông Wagner bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Quá tŕnh này có thể bắt đầu trong năm nay và đặt mục tiêu có 500 người tham gia trong 3 năm.
Rào cản tài chính có thể ảnh hưởng đến tiến độ vaccine, khi giai đoạn 3 có thể tiêu tốn 100 triệu USD. Đây là số tiền lớn đối với các công ty tư nhân quy mô nhỏ, như trường hợp phát triển vaccine của ông Wagner.
Vaccine TLPO cần thành công trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và đươc FDA cấp phép trước khi đến với công chúng. Trước đó, vaccine này c̣n cần làm nhiều thử nghiệm lâm sàng cho những tiêu chí cụ thể, vốn sẽ kéo dài và tốn kém.
|